Các khoản phụ cấp trợ cấp không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 như sau:
Các khoản phụ cấp trợ cấp không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 như sau:
Mức đóng bảo hiểm của người lao động tham gia BHXH bắt buộc được quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:
Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Theo đó, người lao động được trả lương theo sản phẩm tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã,... phải đóng BHXH hàng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng của người lao động được trả lương theo sản phẩm là 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất.
Phương thức đóng thực hiện hằng tháng, 03 tháng/lần hoặc 06 tháng/lần.
. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến:
để được tư vấn miễn phí, nhanh chóng.
Đối với mỗi hình thức trả lương theo sản phẩm sẽ có cách tính riêng, cụ thể như sau:
- Tính lương theo sản phẩm trực tiếp: Là hình thức mà người lao động nhận lượng theo số lượng sản phẩm mà họ tạo ra và chất lượng của các sản phẩm đó. Đơn giá tiền công trên sản phẩm được xác định trước và theo thỏa thuận của các bên. Hình thức này áp dụng cho lao động đóng vai trò trực tiếp trong việc sản xuất và cung cấp dịch vụ, như: chế tạo, sản xuất, lắp ráp,...
Công thức tính lương: Lương theo sản phẩm = Số sản phẩm hoàn thành x Đơn giá 1 sản phẩm.
- Tính lương theo sản phẩm gián tiếp: Là hình thức tính lượng theo sản phẩm của công nhân chính (người trực tiếp tạo ra sản phẩm) và đơn giá để phục vụ cho mỗi đơn vị sản phẩm. Hình thức này thường áp dụng cho công nhân đóng vai trò phụ - người hỗ trợ lao động chính trong sản xuất, hoàn thành sản phẩm.
Công thức tính lương: Lương theo sản phẩm = Số sản phẩm của công nhân chính hoàn thành x Đơn giá 1 sản phẩm.
- Tính lương theo sản phẩm tập thể: Là hình thức trả lương thường áp dụng đối với các công việc có nhiều người cùng thực hiện. Nhóm người lao động được xem như là một đơn vị cụ thể, lương được tính theo số lượng sản phẩm mà tập thể tạo ra. Hình thức này thường áp dụng đối với các dự án nhóm hoặc công việc tập thể, sản xuất sản phẩm cần sự phối hợp của nhiều người.
Công thức tính lương: Lương theo sản phẩm = Số sản phẩm tập thể hoàn thành x Đơn giá 1 sản phẩm.
- Tính lương theo sản phẩm có thưởng: Là hình thức trả lương mà người lao động được nhận một khoản tiền thưởng ngoài tiền lương cơ bản theo hiệu suất làm việc và chất lượng của sản phẩm. Thường này được tính cho những thành tích vượt mức hoặc chất lượng sản phẩm tốt, năng suất cao.
Công thức tính lương: Lương theo sản phẩm = Lương sản phẩm + [(% tiền thưởng so với sản phẩm so với 1% hoàn thành vượt mức * phần trăm hoàn thành vượt mức sản lượng)/100 * Lương sản phẩm].
- Tính lương theo sản phẩm lũy tiến: Là việc áp dụng 02 loại đơn giá tính lương (đơn giá cố định và đơn giá lũy tiến). Đơn giá cố định áp dụng đối với sản phẩm trong mức quy định, còn đơn giá lũy tiến được sử dụng để tính lương cho sản phẩm vượt mức. Nếu người lao động hoàn thành được nhiều sản phẩm vượt mức thì tiền lương sẽ được tính thêm dựa trên đơn giá lũy tiến.
Công thức tính lương: Lương theo sản phẩm = Lương sản phẩm + (Số lượng sản phẩm vượt định mức x Đơn giá 1 sản phẩm).
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương mà người lao động được tính lương theo số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ thực hiện.
Hình thức trả lương này khuyến khích nhân viên tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và thúc đẩy năng suất, hiệu quả công việc. Đối với hình thức này, việc tính lương thông thường dựa vào một đơn giá tiền lương cho mỗi sản phẩm hoàn thành.
Trả lương theo sản phẩm có các ưu và nhược điểm như sau:
Tạo động lực và năng suất làm việc hiệu quả.
Giúp nâng cao trình độ và khuyến khích sự sáng tạo của người lao động.
Cải tiến việc sử dụng máy móc, dụng cụ lao động.
Có thể dễ dàng tính toán và kiểm soát tiền lương của lao động.
Hỗ trợ việc cải tiến tổ chức lao động, kiểm định chất lượng.
Tự chủ về mặt tiền lương cho lao động.
Thuận lợi trong việc khiếu nại, kiện toàn định mức.
Giúp tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và loại ích tập thể;
Rèn luyện ý thức trách nhiệm và tính đoàn kết của người lao động.
Tạo ra áp lực tập trung vào số lượng hơn chất lượng.
Khả năng kiểm soát kém có thể dẫn đến các sản phẩm không đạt chất lượng.
Có xu hướng cạnh tranh cao, có thể làm hạn chế lợi ích tập thể.
Tạo ra sự ảnh hưởng đến tự do, chủ động đối với những lao động trẻ.
Tạo môi trường ưu tiên cho việc theo đuổi lợi ích cá nhân và ỷ lại trong quan hệ cá nhân với tập thể.
Có thể tạo ra sự không công bằng giữa lao động làm nhiều và ít việc.