Chiều 11-12 theo giờ New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã nhất trí thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức, vô điều kiện và kéo dài tại dải Gaza.
Chiều 11-12 theo giờ New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã nhất trí thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức, vô điều kiện và kéo dài tại dải Gaza.
Ngay từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, giới chính khách tinh hoa của nước Mỹ đã nhận thức được rằng "Lục địa già" (chủ yếu là Anh và Pháp) đã không còn đủ tiềm lực để khống chế khu vực Trung Đông cũng như kiểm soát Bắc Phi và Tây Nam Á.
Kiệt quệ trong cuộc chiến với phát xít Đức, các nước này phải nhờ đến "Kế hoạch tái thiết Châu Âu" (Kế hoạch Marshall) để có thể trụ lại được trước Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Và những tư duy tiếp theo về vấn đề châu Âu đã diễn ra trong suy tính của nhà tình báo chiến lược cấp cao nhất của Mỹ khi đó là Allen Dulas. Theo góc nhìn của vị giám đốc CIA này, nếu như khống chế được một vành đai lớn trải dài từ Bắc Phi qua Trung Đông tới khu vực Balkan, Bắc Kavkaz, Trung Á và Nam Á sẽ giúp Mỹ đạt được nhiều mục đích.
Trước hết và đương nhiên là ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản xuống khu vực này. Hai là kiểm soát Địa Trung Hải cùng với kênh đào Suez là tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Ba là kiểm soát nguồn tài nguyên khổng lồ ở khu vực bao gồm dầu khí, uranium, các khoáng sản chiến lược như đất hiếm cùng nhiều nguyên liệu chiến lược khác.
Nhiều người đã nghĩ rằng "Chiến lược Đại Trung Đông" của Mỹ ra đời sau khi hai tòa tháp Trung tâm thương mại thế giới - một trong các biểu tượng của nước Mỹ - bị tấn công, nhưng đó chỉ là phiên bản thứ 4 của chiến lược này.
Phiên bản sơ khởi của "Chiến lược Đại Trung Đông" thì đã hình thành từ thời Tổng thống Dwight Eisenhower (1953-1961) mà "thư ký đề tài" là trùm CIA Allen Dulas. Phương án 1 của chiến lược là một phần của "Học thuyết Eisenhower" với các chiến thuật "ngăn chặn từ xa".
Ban đầu, nó chỉ nhằm mục tiêu "lấp chỗ trống", nghĩa là lấp dần các khoảng trống chiến lược sau khi thực dân Anh và Pháp bắt đầu thu hẹp ảnh hưởng của họ trước sức ép của phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều quốc gia tại khu vực.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đó, quan hệ của Mỹ với các quốc gia Hồi giáo Bắc Phi, Trung Đông, Tây Nam Á và Nam Á đang ở mức rất thấp. Riêng khu vực Bắc Phi, một phần Trung Đông và Tây Nam Á, những thuộc địa của Anh và Pháp còn được cổ vũ bởi chiến thắng Điện Biên Phủ của người Việt Nam do dảng Cộng sản lãnh đạo để "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".
Vì thế mà những thế lực chính trị tinh hoa của nước Mỹ thấy cần tìm ra một "tấm gương" phản diện làm chỗ dựa cho học thuyết của họ, đồng thời "cắm một mỏ neo" vào trong lòng cộng đồng Ả rập vốn bảo thủ và cứng đầu. Và "tấm gương" được tìm ra chính là Israel.
Theo cách nhìn nhận của người Mỹ thì Israel cũng như cộng đồng người Do Thái đang lưu lạc khắp thế giới có nhiều điều kiện để trở thành "tấm gương" ấy. Họ cũng bị mất nước, bị áp bức, bị nô dịch. Họ còn là nạn nhân nghiệt ngã của cuộc diệt chủng dưới tay phát xít Đức. Nhưng điều quan trọng nhất là họ luôn cần đến Mỹ và phương Tây để tồn tại.
Điều quan trọng thứ hai là do cái sự "ai cần ai" đó, họ có chung lợi ích địa chính trị, địa chiến lược cấp khu vực với Mỹ và phương Tây. Các nhà chiến lược Mỹ tính toán rằng Israel sẽ trở thành tâm điểm của trọng điểm Trung Đông, làm thành cột trụ vững chắc cho đôi cánh "Đại Trung Đông", với cánh trái trải dài đến Eo biển Gibranta và cánh phải vươn đến Pakistan.
Nếu "Chiến lược Đại Trung Đông" hoàn thành thì về phương diện địa chính trị, mối lo ngại về một thế giới Hồi giáo đối địch với phương Tây sẽ được giải quyết tận gốc. Đây chính là hiệu quả tối ưu nhất mà cả Mỹ lẫn Israel đều mong muốn.
Nhưng người Mỹ cũng phải giải quyết nhiều vấn đề thách thức khi đưa Israel trở thành đồng minh tin cậy bậc nhất của mình ở Trung Đông. Trước hết là các mâu thuẫn về ý thức hệ, về tôn giáo. Sau đó là sự can dự của bên ngoài bởi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa không bao giờ để Mỹ và phương Tây quay lại thống trị khu vực địa chiến lược quan trọng bậc nhất hành tinh này.
Và cuối cùng, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã đưa tầm ảnh hưởng của cường quốc này lan rộng tới Trung Đông trong chiến lược "Một Vành đai Một Con đường" được Trung Quốc vạch ra từ 25 năm sau khi Liên Xô tan rã và đang được thực thi.
Cuộc đời vẫn hay diễn ra cảnh "chiều chuộng lắm sẽ sinh hư". Sau cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, những bộ óc chiến lược của Mỹ nhận thấy rằng cần có một "đối trọng nội bộ" với Israel trong khu vực để người Do Thái không thể "làm mình làm mẩy", muốn gì được nấy.
Và cơ hội đến với người Mỹ khi các quốc gia Tây Âu đồng loạt yêu cầu Mỹ trả lại số vàng lên tới hàng trăm tỷ USD mà họ đã gửi vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong những năm 1950-1960 do lo ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhưng vào thời điểm những năm 1960-1971, khi đã tiêu tốn khoảng trên dưới 600 tỷ USD vào cuộc chiến ở Việt Nam, nước Mỹ đang mắc nợ nần chồng chất thì không thể đào đâu ra số tiền quy đổi đó để trả các đồng minh NATO.
Năm 1971, ẩn số của bài toán khó được người Mỹ tìm ra. Đó là Ả rập Xê út. Chiến thắng bất ngờ và toàn diện của Israel trong cuộc Chiến tranh 6 ngày đã khiến cả thế giới Ả rập choáng váng.
Tất cả họ đều coi Israel là "sát thủ" vùng Trung Đông và đều nơm nớp lo sợ rằng sau Ai Cập, Syria và Li Băng sẽ đến lượt họ là nạn nhân tiếp theo. Lợi dụng điều đó, người Mỹ đã mở cuộc đàm phán chóng vánh với "Vua dầu mỏ" Ả rập Xê út và đạt được kết quả mỹ mãn.
Theo một thỏa thuận có giá trị 25 năm được ký kết giữa Washington và Riyadh, Mỹ cam kết bảo đảm an toàn cho các thành viên trong hoàng tộc Saudi; Mỹ cam kết bảo đảm an ninh cho các mỏ dầu của Ả rập Xê út; Mỹ liên doanh với Ả rập Xê út mở tập đoàn liên doanh dầu khí Aramco; Mỹ cung cấp vũ khí hiện đại và sẵn sàng chia sẻ thông tin tình báo để giúp Ả rập Xê út tăng cường phòng thủ quốc gia.
Xe tăng Merkava được mệnh danh là "quái vật" tốt nhất thế giới do Israel chế tạo (Ảnh minh họa: Getty).
Đổi lại, Riyahd phải thực hiện hai điều quan trọng sau đây:
Một là, phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác để thanh toán mua dầu mỏ, trừ đồng USD.
Hai là, Ả rập Xê út sẽ đầu tư tiền dư thừa thu được từ bán dầu của họ vào chứng khoán nợ của Mỹ.
Sau khi đạt được thỏa thuận có tính chiến lược này, Mỹ quay sang đàm phán với các chủ nợ Tây Âu và cam kết sẽ trả đủ số vàng quy đổi, nhưng sẽ trả bằng "vàng đen". Ban đầu, nhiều nước Tây Âu phản đối. Một số người gọi đó là một trò lừa lọc, một cú "cướp cạn". Tuy nhiên, để phát triển kinh tế xã hội trong cuộc ganh đua với khối Đông Âu thì vàng phải được chuyển đổi thành các sản phẩm có giá trị sử dụng trên thực tế.
Điều hiển nhiên là con người có thể sống mà không cần vàng, nhưng không thể sống thiếu lương thực và năng lượng. Trong đó, "vàng đen" là thứ nguyên liệu chiến lược đặc biệt quan trọng, không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia nào trong thời đại công nghiệp hóa. Sau nhiều vòng đàm phán, các "chủ nợ" Tây Âu đồng ý.
Sau khi đạt được thỏa thuận này, Tổng thống Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Breton Woord, một hiệp ước quốc tế rất quan trọng giúp đồng Đô la Mỹ trở thành đồng tiền quốc tế có năng lực chuyển đổi mạnh nhất thế giới.
Mỹ đã trợ giúp tối đa để Israel giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh 6 ngày thì thành quả mà họ đạt được là hai mục tiêu quan trọng. Một là thoát khỏi "cục nợ" khổng lồ. Hai là hình thành cơ chế "Petrodollar" thay thế "Aurumdollar". Đặc biệt, cơ chế mới đã đem lại cho Mỹ ba mối lợi khổng lồ:
Thứ nhất, làm gia tăng nhu cầu toàn cầu của đồng Đô la Mỹ. Điều này giúp các nhà tài phiệt chính trị tại Washington chi tiêu nhiều hơn, có thể tạo ra trạng thái phúc lợi hay trạng thái chiến tranh tùy theo ý muốn.
Thứ hai, thúc đẩy gia tăng nhu cầu đối với chứng khoán nợ của Mỹ trên toàn cầu. Thông qua việc sử dụng độc quyền USD cho các giao dịch dầu, và sau đó gửi lợi nhuận dư thừa của họ vào chứng khoán nợ Mỹ, hệ thống Petrodollar đã giải quyết căn bản lượng bội chi ngân sách khổng lồ hàng năm của Mỹ.
Thứ ba, Mỹ có thể dùng tiền đôla Mỹ để mua dầu bởi đây là thứ giấy bạc mà duy nhất chỉ Mỹ in ra được. Còn các quốc gia không có mỏ dầu buộc phải xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ với giá rẻ để đổi lấy USD và dùng tiền đó để mua dầu.
Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu đã xác định rằng cơ chế Petrodollar chính là bước phát triển của chủ nghĩa thực dân mới khi Mỹ chỉ cần sử dụng đồng USD thông qua Hệ thống Thông tin Tài chính liên ngân hàng (SWIFT) do Mỹ làm chủ để tác động lên tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở bất cứ quốc gia nào trên toàn cầu.
"Quân bài" Israel đã phát huy tác dụng cực kỳ to lớn trên bàn cờ địa chiến lược, địa chính trị của Mỹ ở vùng Trung Đông. Và không phải ngẫu nhiên mà tới năm 1987, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, Israel, Australia, Nhật bản, Hàn Quốc và Ai Cập là 5 quốc gia đầu tiên được Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ cấp quy chế "Đồng minh chính ngoài NATO", hình thành nên khối đồng minh không thuộc NATO của Mỹ.
Và đến đây thì tất cả chúng ta đều hiểu rằng vì sao Mỹ lại cần đến Israel, một quốc gia đất không rộng, người không đông nhưng lại sở hữu một vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng và những người có gốc tích ở đó lại sở hữu một khối tài sản vô hình khổng lồ của nhân loại.
Binh lính Nga tiến vào căn cứ tại đập Tishrin trên sông Euphrates, nằm cách Aleppo 90km về phía đông ở tỉnh Aleppo, Syria năm 2019 (Ảnh: Getty).
Điện Kremlin ngày 11/12 xác nhận Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã rời khỏi đất nước và đến Moscow sau khi lực lượng đối lập chiếm thủ đô Damascus trong một cuộc tấn công chớp nhoáng gây chấn động thế giới.
Việc Nga tuyên bố cấp quyền tị nạn cho Tổng thống Assad không phải là điều đáng ngạc nhiên. Điện Kremlin đã đầu tư rất nhiều vào việc hỗ trợ quân sự cho chính quyền Syria kể từ năm 2015, khi các cuộc không kích của Nga vào lực lượng đối lập giúp chính quyền Tổng thống Assad củng cố quyền lực. Đồng thời, Nga duy trì các hoạt động quân sự tại Syria, bao gồm hai căn cứ thường trực.
Khi chính quyền Tổng thống Assad bị lật đổ và phe đối lập lên nắm quyền, nhiều nghi vấn cho rằng khí tài của Nga ở Syria, chìa khóa để thể hiện sức mạnh quân sự của Moscow trong khu vực và trên trường quốc tế, đang bị đe dọa.
Tình báo Ukraine ngày 10/12 đưa tin Nga đã bắt đầu rút một số thiết bị quân sự khỏi Syria, đặc biệt là căn cứ không quân duy nhất của nước này bên ngoài Liên Xô cũ và là cảng nước ấm duy nhất trên thế giới.
Ngoài việc làm tổn hại đến uy tín quốc tế của Nga, bất kỳ cuộc rút quân nào cũng khiến các nhà quan sát suy đoán về sự suy yếu trong khả năng tiếp tục hoạt động của Nga trên khắp châu Phi.
Tuy nhiên hiện tại, quân đội Nga vẫn ở lại các căn cứ, dường như Điện Kremlin đang chờ đợi việc thành lập một chính quyền Syria mới.
"Tôi nghĩ mọi người đều đang theo dõi rất chặt chẽ", Neil Quilliam, nhà nghiên cứu tại tổ chức Chatham House, London, nói với trang tin Kyiv Independent.
"Tôi thấy có hai khinh hạm và một tàu ngầm chỉ cách căn cứ khoảng 6 hoặc 7km. Vì vậy, các tàu này đang ở trong khu vực. Tôi nghĩ rằng chúng vẫn đồn trú tại thời điểm này, xem tình hình sẽ diễn ra như thế nào ở Damascus", chuyên gia Neil nói thêm.
Một cơ sở hải quân của Nga ở Tartous, Syria (Ảnh: Google Maps/Bloomberg).
Đài BBC ước tính có khoảng 7.500 binh lính Nga ở Syria tính đến đầu năm 2024.
"Nga luôn duy trì sự hiện diện rất hạn chế ở Syria và việc duy trì sự hiện diện quy mô nhỏ dễ hơn là sự hiện diện quy mô lớn", Anna Borshchevskaya, chuyên gia cấp cao tại Viện Chính sách Cận Đông Washington, cho biết. Bà ước tính tổng số binh lính Nga ở Syria khoảng 4.500 người.
Marat Gabidullin, lính đánh thuê của tổ chức quân sự tư nhân Nga Wagner, đã mô tả căn cứ không quân Hmeimim là "trung tâm" trong các hoạt động của Nga trên khắp châu Phi và Trung Đông.
"Tất cả hoạt động hậu cần chính đều đi qua Hmeimim. Bây giờ họ sẽ phải xây dựng lại hậu cần và đặt cược vào Libya, và Libya là một khu vực rất bất ổn", Gabidullin nói, đặc biệt lưu ý đến những khó khăn khi đối phó với lực lượng mạnh ở miền đông Libya.
Cảng Tartus có 6 tàu của Nga, 3 tàu chiến, 2 tàu chở dầu và một tàu ngầm. Căn cứ không quân ở Hmeimim đã giữ lại một số lượng máy bay không xác định nhưng đã tiến hành các hoạt động trên không chống lại cuộc tiến công của phe đối lập vào tháng 12.
Theo chuyên gia Borshchevskaya, căn cứ Hmeimim đã từng là nơi xuất kích của nhiều máy bay chiến đấu Sukhoi trong nhiều năm.
"Chúng tôi đã thấy quân đội Nga chủ yếu rút về căn cứ không quân Hmeimim, và sau đó cũng rút về căn cứ Tartus. Hiện tại, họ vẫn hiện diện ở đó. Chưa có cuộc di tản nào cả", Neil Quilliam, chuyên gia của Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Chatham House, cho biết.
Vị trí các căn cứ Nga tại Syria (Ảnh: BBC).
Mặc dù Đại sứ quán Nga tại Syria đã kêu gọi công dân nước này rời khỏi Syria vào ngày 6/12, nhưng Nga vẫn chưa rút quân hỗn loạn như một số người dự đoán.
Dara Massicot, chuyên gia cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, cho rằng bất kỳ cuộc sơ tán hàng loạt thiết bị của Nga nào cũng sẽ được nhìn thấy rõ.
Theo các chuyên gia, Nga đang đối mặt với một cuộc giằng co về chính trị. Mặc dù Nga rõ ràng đang đề phòng, nhưng có vẻ như Moscow cũng đang tiếp nhận quá trình chuyển giao quyền lực ở Syria.
Theo chuyên gia Borshchevskaya, điều Nga quan tâm là đảm bảo ảnh hưởng của nước này với chính quyền ở Syria, bất kể ai lên nắm quyền.
Tác động của việc chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ đối với Ukraine vẫn chưa chắc chắn. Trong khi đó, Nga và Iran đã cáo buộc Ukraine huấn luyện và trang bị cho các nhóm đối lập ở Syria.
"Các chiến trường Syria và Ukraine luôn có mối liên hệ sâu sắc. Nếu Nga rút khỏi Syria, họ có thể sẽ đến Donbass hoặc nơi khác. Đây là một kịch bản không chắc chắn", chuyên gia Borshchevskaya nhận định.