Combinations with other parts of speech
Combinations with other parts of speech
Ngoài việc tìm hiểu chơi cầu lông tiếng anh là gì thì đa số người chơi thường tìm hiểu thêm các thuật ngữ thường được sử dụng trong trận đấu như:
Rally: Dùng để chỉ một chuỗi các cú đánh liên tiếp, bao gồm cả cú giao cầu và trả cầu
Serve: Cú giao cầu để bắt đầu mỗi ván.
Return: Là cú đón cầu khi giao và đánh trả cầu về phía sân đối thủ.
Point: Điểm số đạt được trong một ván đấu.
Set: Set dùng để chỉ 1 hiệp đấu. Một trận cầu lông thường có tối đa 3 set đấu (tương đương với 3 hiệp).
Dive: Đây là cú ngã, dùng để chỉ hành động khi người chơi phải nằm xuống để thực hiện một cú đánh nhằm cứu cầu.
Balk: Động tác đánh lừa đối phương trước khi hoặc trong khi giao cầu, còn gọi là "feint."
Footwork: Bộ pháp chân di chuyển trong môn cầu lông
Clear: Cú đánh sâu đến phần biên cuối của đối phương (Lốp cầu).
Drive: Cú đánh nhanh và thấp tạo thành đường bay thẳng bên trên lưới hay còn gọi là tạt cầu.
Drop: Cú bỏ nhỏ, đánh nhẹ và có kỹ thuật sao cho cầu rơi nhanh và gần với lưới bên phía đối phương (còn gọi là chặt cầu).
Flick: Cú xoay cổ tay và cánh tay trên làm đối phương bất ngờ bằng cách lẽ ra phải đánh nhẹ nhưng lại đánh nhanh, dùng trong lúc giao cầu hoặc khi gần lưới.
Fluke: Cú đánh chạm khung vợt nhưng lại ghi điểm nhẹ nhàng, còn gọi là “lucky shot”- “cú đánh may mắn”.
Hairpin net shot: Cú đánh từ dưới thấp và gần lưới, giúp cầu đi lên và qua khỏi lưới để rồi rơi nhanh xuống bên phần sân đối phương.
Halfcourt shot: Cú đánh giữa sân, hiệu quả trong đánh đôi khi đội đối phương chơi theo đội hình đầu sân – cuối sân.
Kill: Cú đánh nhanh, từ trên xuống sao cho đối phương không thể đỡ được, còn gọi là cú “putaway”.
Net shot: Cú đánh từ một phần ba trước của sân và làm cho vợt bay vừa đủ qua lưới và rơi nhanh xuống phần sân đối phương.
Push shot: Cú đánh đẩy cầu nhẹ từ lưới hoặc từ giữa sân sang bên giữa sân đối phương, ít sử dụng động tác cổ.
Smash: Cú đánh khi cầu cao quá đầu, đập mạnh cho cầu rơi nhanh xuống sân đối phương, đây là cú đánh tấn công chủ yếu trong cầu lông.
Wood shot: Cú đánh khi cầu chạm vào khung vợt, từng bị xem là phạm luật nhưng đã được Liên Đoàn Cầu Lông Thế Giới chấp nhận năm 1963.
Push shot: Cú đánh đẩy cầu nhẹ từ lưới hoặc từ giữa sân sang bên giữa sân đối phương.
Trick shot: Cú đánh có đường cầu đi bất ngờ, khó đoán nhằm đánh lừa đối thủ.
Defend: Chống đỡ, thường là đối phó lại những cú đập hoặc bỏ nhỏ.
Fault: Phạm lỗi, có thể là lỗi giao cầu, lỗi trả cầu.
Thông qua bài viết, Shop VNB hy vọng đã giải thích cũng như cung cấp các thông tin và kiến thức về chơi cầu lông tiếng anh là gì và các thuật ngữ liên quan thường dùng trong các trận đấu giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích, nâng cao trải nghiệm và hiểu sâu hơn về môn cầu lông. Ngoài ra, nếu các bạn muốn mua các sản phẩm vợt cầu lông, giày, phụ kiện,... Các bạn có thể tham khảo qua Shop VNB chuyên cung cấp sản phẩm chính hãng, chất lượng, mẫu mã đa dạng với nhiều phân khúc giá để các bạn thoải mái lựa chọn nhé.
Xem thêm: Vợt cầu lông tiếng anh là gì và các thuật ngữ tiếng Anh khác liên quan đến cầu lông
Chơi cầu lông tiếng anh là gì được nhiều người tìm hiểu và các thuật ngữ liên quan. Trong tiếng anh, chơi cầu lông có nghĩa là Play Badminton, bộ môn được sử dụng để rèn luyện thể lực, phản xạ cũng như giải trí sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.
Theo lịch sử ghi chép lại, cầu lông có vết tích xuất hiện từ giữa thế kỷ 18 tại British India (vùng thuộc địa cũ của Anh bao gồm Ấn Độ và Myanmar). Bộ môn này được sáng tạo bởi một sĩ quan quân đội Anh đóng ở Ấn Độ. Trò chơi này trở nên phổ biến tại đơn vị đồn trú của quân Anh ở thị trấn Poona (nay là Pune) và được một sĩ quan về hưu đem về Anh nơi mà nó được phát triển và xây dựng luật chơi. Ngoài ra còn có nhiều nguồn gốc khác nhưng chưa có thông tin xác nhận chính xác về lịch sử hình thành của nó.
Đến đầu năm 1875, những cựu binh trở về từ Ấn Độ đã lập ra một câu lạc bộ ở Folkestone. Đến năm 1887, môn thể thao này được chơi ở Anh theo các luật thi đấu phổ biến ở British India. Câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đã tiêu chuẩn hóa bộ luật và làm cho trò chơi phù hợp với tư tưởng của người Anh. J.H.E. Hart đã xem xét lại các thay đổi cơ bản vào năm 1887 và vào năm 1890 (lần này là cùng với Bagnel Wild). Năm 1893, Hiệp hội cầu lông Anh xuất bản bộ luật đầu tiên dựa theo những chỉnh sửa đó, tương tự với bộ luật hiện đại, và chính thức tổ chức một giải đấu trong nhà ở "Dunbar" số 6 Waverley Grove, Portsmouth, Anh vào ngày 13 tháng 9 năm đó.
Hiệp hội cầu lông quốc tế, ban đầu lấy tên là International Badminton Federation (IBF) hiện nay đổi thành Badminton World Federation (BWF), được thành lập năm 1934 với Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan, Ireland, New Zealand, Scotland, và xứ Wales là các thành viên sáng lập. India tham gia với tư cách là một chi nhánh vào năm 1936. Hiện nay BWF chi phối tất cả các hoạt động cầu lông trên thế giới và tổ chức các giải đấu quốc tế.
Ban đầu chỉ có chín thành viên sáng lập, giờ đây BWF có 149 thành viên, từ Aruba đến Zambia.
Tại các Thế vận hội 1972 và 1988, cầu lông mới chỉ được đưa vào như môn thể thao trình diễn.
Nhưng bắt đầu từ 1992, môn này trờ thành môn thi đấu chính thức tại Olympic với 5 nội dung: đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ và thi đấu cho đến ngày nay.