Combo 3 ngày 2 đêm khám phá Hà Nội xưa và nay sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị khám phá 2 khu phố đi bộ của Hà Nội là khu phố cổ và khu phố đi bộ Trịnh Công Sơn và thưởng thức nhiều đặc sản của Hà Nội.
Combo 3 ngày 2 đêm khám phá Hà Nội xưa và nay sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị khám phá 2 khu phố đi bộ của Hà Nội là khu phố cổ và khu phố đi bộ Trịnh Công Sơn và thưởng thức nhiều đặc sản của Hà Nội.
Lái xe đón Quý khách tại sân bay Nôi Bài về khách sạn Westlake Tây Hồ Hà Nội nghỉ ngơi. Quý khách tự do tham quan, ăn uống mua sắm, hoặc tham gia các trò chơi tại công viên nước Hồ Tây.
18h00 Xe đưa Quý khách về khu vực phố cổ Hà Nội để bắt đầu tham gia vào tour đi bộ tham quan & thưởng thức món ăn tại phố cổ Hà Nội với những món ăn đặc trưng nổi tiếng của Hà Nội.
21h00 Quý khách quay trở lại khách sạn. Quý khách nghỉ đêm tại khách sạn Westlake Tây Hồ Hà Nội.
Khách sạn Thăng Long Opera tọa lạc tại số 1C phố Tông Đản, quận Hoàn Kiếm – trung tâm thủ đô, vị trí đắc địa, thuận tiện cho các chuyến công tác hay tham quan Hà Nội. Nằm cạnh trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của Hà Nội, trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội – UBND thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, EVN Hà Nội; Trung tâm thương mại Tràng Tiền, tiệm kem Tràng Tiền nổi tiếng, Nhà hát lớn,...
Khách sạn Thăng Long Opera tự hào đã được trao Giải thưởng Lựa chọn của Du khách TripAdvisor năm 2024, đưa khách sạn vào top 10% khách sạn trên toàn thế giới trong năm 2024. Giải thưởng danh giá này dựa trên phản hồi và trải nghiệm chân thực của hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới. Với khẩu hiệu “Sự lựa chọn của bạn tại Hà Nội”, Thăng Long Opera chân thành hy vọng rằng mọi du khách đến Hà Nội sẽ lựa chọn Khách sạn Thăng Long Opera để bắt đầu “chuyến tham quan” và “suy ngẫm” của riêng mình.
Địa chỉ: 1C Tông Đản, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3824 4775 - 096171 5775 - 097180 5775
Email: [email protected]
Trên đây là thông tin địa chỉ Khách sạn Thăng Long Opera để các bạn có thể tham khảo. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích một phần nào đó để các bạn có thể lựa chọn cho mình những dịch vụ phù hợp. Cũng đừng quên chia sẻ và giới thiệu tới bạn bè, người thân địa chỉ này nhé!
Khai mạc đúng ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10, triển lãm tranh màu nước “Chút tình gửi phố” của họa sĩ Hoàng Phong đậm chất riêng, khơi dậy tình yêu Hà Nội trong mỗi người xem qua từng góc phố cổ, gánh hàng rong, xe hoa thu...
Sáng ngày 10/10, đúng dịp 69 năm kỷ niệm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023), tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội), triển lãm tranh màu nước “Chút tình gửi phố” của họa sĩ Hoàng Phong phối hợp cùng Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc.
Triển lãm sẽ mở cửa tự do phục vụ khách tham quan đến hết 29/10. Giờ mở cửa hàng ngày từ 8 giờ đến 17 giờ, riêng cuối tuần mở cửa đến 21 giờ.
Chia sẻ tại buổi khai mạc, ông Trịnh Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm nói: “Hà Nội đang bước vào những ngày Thu đẹp nhất và cũng là thời điểm khiến nhiều người yêu Thủ đô nhớ nhung nhất trong năm. Thu Hà Nội có lẽ vì thế luôn tạo nên những xúc cảm khó gọi tên trong lòng mỗi người và là nguồn cảm hứng bất tận trong lòng người làm nghệ thuật.
Và mùa Thu, cũng là thời điểm nhen nhóm trong lòng người họa sỹ Sài Gòn, Hoàng Phong một tình yêu đặc biệt dành cho Thủ đô. Đến với không gian triển lãm, những người thưởng tranh sẽ được dịp chiêm ngưỡng những “góp nhặt” đồ sộ của họa sĩ trẻ về những hình ảnh tưởng chừng quá đỗi thân quen của Hà Nội, nhưng thật lâu rồi mỗi chúng ta không được lặng yên nhìn ngắm”.
Giới thiệu đến công chúng 54 bức tranh trong bộ 100 tác phẩm tranh màu nước về Hà Nội của họa sĩ trẻ Hoàng Phong, không gian triển lãm được chia làm 2 khu vực trưng bày chính tại tầng 1 và tầng 2 của Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm.
Trong mỗi không gian trưng bày, người thưởng lãm tranh lại được dịp sống lại với những ký về một Hà Nội xưa mà mình từng sống, từng đi qua và từng gắn bó. Một Hà Nội hào hoa và đầy chất thơ với vẻ đẹp của thiên nhiên bốn mùa cùng những công trình kiến trúc, di sản văn hóa đặc sắc và con người nồng hậu vốn khiến cả những người khô khan nhất cũng muốn yêu, muốn say mê và cất lên thành thơ, thành nhạc.
Họa sĩ Hoàng Phong, một người con Sài Gòn nhưng lại mang tình yêu da diết với mảnh đất cách nơi mình sinh ra và lớn lên gần 2.000km, dù tuổi đời còn trẻ nhưng đã sở hữu rất nhiều những bức họa đẹp về Hà Nội xưa và tạo được dấu ấn cá nhân riêng biệt bằng chất liệu màu nước.
“Trước đây, mình không nghĩ tới việc sẽ đặt chân lên đất Bắc. Mãi đến tầm cuối năm 2017, mình mới có dịp ra Hà Nội. Từ đó, Hà Nội đã hớp hồn người con phương Nam. Tình yêu mình dành cho Hà Nội không đến từ cái nhìn của người khác hay qua thơ văn, nó xuất phát từ cảm xúc đậm chất chủ quan. Mình yêu những buổi sáng tinh mơ hoặc thời điểm sau mười giờ đêm, phố phường Hà Nội khi đó thật tĩnh lặng và thanh bình”, họa sĩ Hoàng Phong chia sẻ.
Đến với triển lãm, những người yêu tranh đã phải trầm trồ trước những “góp nhặt” ấn tượng về Hà Nội xưa của người họa sĩ phương Nam. Mùa thu Hà Nội với những xe hoa đẹp nao lòng, góc phố Hàng Mã rộn ràng ngày giáp Tết, Nhà hát Lớn Hà Nội đậm chất trữ tình một ngày đông giá buốt, con phố Châu Long trong nắng vàng hanh hao hay những căn biệt thự cổ, công trình kiến trúc thời Pháp quen thuộc... hiện lên thật sắc nét trong từng khu vực trưng bày tranh.
Đâu đó, người xem còn bắt gặp cả những nhịp sống rất đời, rất Hà Nội, bên những gánh hàng rong, quán trà đá vỉa hè, cảnh lễ chùa an yên hay mua sắm nhộn nhịp những ngày lễ, Tết…
Chị Hoài An, một người Thủ đô đam mê nghệ thuật đến với triển lãm chia sẻ, chị bất ngờ trước một Hà Nội vô cùng thân thuộc nhưng không kém phần mới mẻ. "Hình ảnh Hà Nội từ góc phố nhỏ đến những công trình, kiến trúc đặc trưng của Hà Nội thể hiện thật sinh động qua những nét cọ của họa sĩ. Triển lãm như một tour du lịch nhỏ qua 36 phố phường Hà Nội vậy. Thật vui vì có một triển lãm ý nghĩa về Hà Nội vào đúng dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô".
Những tác phẩm hội họa của họa sĩ Hoàng Phong không chỉ chinh phục cảm xúc những người thưởng tranh bằng tài năng, mà còn bởi tình yêu Hà Nội thấm đẫm trong từng nét cọ phóng khoáng mà đầy biểu cảm, khiến người xem ngẩn ngơ, say đắm và xao xuyến khi được lạc giữa một không gian Hà Nội xưa đẹp đến nao lòng.
Một trong những điểm khác biệt thú vị tại triển lãm “Chút tình gửi phố” là người xem tranh sẽ không thấy một cái tên hay đoạn mô tả nào cho những bức tranh. Phong hiểu, bất cứ ai yêu Hà Nội đều có một tình yêu, một cách nhìn, một câu chuyện riêng của họ với thủ đô. Tự nó sẽ kể câu chuyện đồng điệu với câu chuyện trong mỗi bức tranh của anh, và rồi tạo nên nguồn cảm hứng mới cho họa sĩ, để anh tiếp tục sáng tác và nuôi dưỡng tình yêu Hà Nội.
Người thưởng lãm tranh bất ngờ trước một Hà Nội thân thuộc nhưng không kém phần mới mẻ.
“Được dùng cái nhìn của một người con miền Nam để phác hoạ lại, lưu giữ cái tình trong từng góc phố và gói ghém toàn bộ tình cảm gửi cho thủ đô đúng ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô là niềm vinh hạnh và dấu mốc đáng nhớ trong sự nghiệp làm họa sĩ của tôi”, anh xúc động chia sẻ tại khai mạc triển lãm đầu tiên của mình tại Hà Nội.
Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, Hoàng Phong (sinh năm 1987) đã gắn bó với nghề họa sĩ tự do được hơn 10 năm. Là hội viên của Hội Mỹ thuật TP. HCM và là thành viên của Hiệp hội Màu nước quốc tế (IWS), anh tâm niệm, chính trải nghiệm sống là chìa khóa tạo nên thành công cho các tác phẩm của mình.
Trước khi chuyển hẳn sang vẽ tranh màu nước, họa sĩ Hoàng Phong từng thể nghiệm vẽ tranh sơn mài và tranh sơn dầu. Anh lựa chọn vẽ toàn bộ các tác phẩm bằng màu nước trên nền giấy Arches của Pháp, bởi màu nước nhanh khô và giữ độ bền nhất hiện nay. Tuy nhiên đây cũng là chất liệu vẽ “bút sa gà chết”, vì vậy mỗi tác phẩm thường được anh thực hiện trong từ một tuần đến vài tháng, lâu nhất vẫn là thời gian tính toán cách đi màu tranh.
Gửi tình yêu Hà Nội vào những bức vẽ, Phong kỳ vọng “Chút tình gửi phố” sẽ giúp anh kết nối với cộng đồng những người yêu nghệ thuật màu nước cũng như yêu Hà Nội.
Hoạ sĩ Sài thành cũng mong muốn được gìn giữ tình yêu này, không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cho cả mai sau.
“Tôi xin gửi lại vẻ đẹp của Hà Nội ở thời điểm này, để những người yêu thành phố sau này vẫn thấy được dáng vẻ những kiến trúc Pháp, những khu chợ Tết, gánh hàng rong thân quen”, Hoàng Phong chia sẻ.
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 10/8 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 10/8/1898: Trường Chuyên nghiệp Hà Nội (tiền thân của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội hiện nay) được thành lập chiểu theo Quyết định của phòng Thương mại Hà Nội. Năm 1931 đổi tên thành Trường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội.
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, ngày 2/12/2005 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 315/2005 QĐ/TTG thành lập Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Ngày 10/8/2000, Bộ Thương mại ra Quyết định số 15/2000/TT-BTM quy định về kinh doanh xuất khẩu than sang Trung Quốc.
Ngày 10/8/2000, Bộ Thương mại ra Quyết định số 1116/2000/QĐ-BTM quy định nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Xúc tiến thương mại.
Ngày 10/8/2004, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 77/2004/QĐ-BCN về việc ban hành Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất và sử dụng tại Việt Nam năm 2004.
Ngày 10/8/2004, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 78/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Kim khí Hải Phòng thành Công ty cổ phần Kim khí Hải Phòng.
Ngày 10/8/2010, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1422/QĐ-TTg về việc phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam.
Ngày 10/8/2011, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 30/2011/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử.
Ngày 10/8/2015, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 8266/QĐ-BCT phê duyệt Thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam.
Ngày 10/8/2015, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 8287/QĐ-BCT thông báo kết quả rà soát giữa kỳ việc áp thuế tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu.
Ngày 10/8/2015, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 8249/QĐ-BCT về việc bổ sung Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.
Ngày 10/8/2015, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 8267/QĐ-BCT về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025.
Ngày 10/8/1920, khánh thành Rạp Pathé, rạp chiếu bóng cổ nhất Việt Nam và Liên bang Đông Dương.
Ngày 10/8/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 107-SL tặng danh hiệu Anh hùng thi đua ái quốc, gồm có: 4 Anh hùng quân đội: Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, La Vǎn Cầu, Cù Chính Lan (truy tặng); 3 Anh hùng lao động: Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
Đây là đợt đầu tiên Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động cho những chiến sĩ thi đua xuất sắc nhất nước ta.
Ngày 10/8/1955, Cục Doanh trại trực thuộc Tổng cục Hậu cần được thành lập, có nhiệm vụ giúp Bộ Quốc phòng và Tổng cục Hậu cần tổ chức chỉ đạo công tác bảo đảm doanh trại phục vụ quân đội xây dựng chính quy, sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 10/8/1961, quân đội Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
Ngày 10/8/1673: ngày mất của nhà viết kịch lớn nhất nước Pháp Môlie (Molière Jean Baptiste Poquelin). Ông sinh ngày 15/1/1622. Sự nghiệp của ông bất tử qua những kiệt tác như "Đông Joǎng", "Anh ghét đời", "Táctuýp", "Lão hà tiện"...
Môlie không những là người mở đầu vinh quang cho hài kịch cổ điển Pháp, mà còn đưa hài kịch trở thành một thể loại có vị trí xứng đáng trên kịch trường thế giới.
Ngày 10/8/1673, trong đêm diễn vở "Người bệnh tưởng" với vai diễn nhân vật chính, Môlie đã kiệt sức, gục ngã và qua đời. Ông đã cống hiến trọn đời mình cho đến phút cuối cùng vì nghệ thuật và khát vọng công bằng, đẹp đẽ của loài người.
Ngày 10/8/1904, chiến tranh Nga-Nhật: Hải quân Nhật Bản và Nga giao chiến tại Hoàng Hải.
Ngày 10/8/1793, Bảo tàng Louvre chính thức mở cửa tại Paris, Pháp.
Ngày 10/8/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư gửi đồng bào Khu tự trị Việt Bắc” nhân ngày thành lập đơn vị hành chính đặc biệt này, trong đó xác định: “Mục đích lập Khu tự trị là để làm cho các dân tộc anh em toàn Khu cùng nhau tự quản lý công việc của mình, phát huy khả năng của mình, tiến bộ mau chóng về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Với truyền thống cách mạng anh dũng và lòng nồng nàn yêu nước của đồng bào Việt Bắc, Khu tự trị của chúng ta nhất định sẽ ngày càng tiến bộ...”.
Ngày 10/8/1968, Bác ký lệnh thưởng Huân chương và gửi thư khen ngợi quân và dân Vĩnh Linh đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 200 trên bầu trời tỉnh nhà và bắn cháy 33 tàu chiến Mỹ, thư kết bằng hai câu thơ:
Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng”
(Trích Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011)
Ngày 10/8/1968, Báo Nhân dân đăng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Điện gửi đồng bào xã Đoài” số 5233: “Đồng bào lương và giáo hãy đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau”.
Đây là giai đoạn đế quốc Mỹ dùng không quân, hải quân bắn phá miền Bắc để cắt đường tiếp tế của hậu phương cho chiến trường miền Nam, chúng đã tàn phá nhiều thành phố, làng quê; ngày 21/7/1968 máy bay Mỹ bắn phá xã Đoài, tỉnh Nghệ An làm 02 giám mục, 03 linh mục bị thương; một số tu sĩ, đồng bào giáo và lương bị thương và tử vong, nhà thờ bị hư hỏng, hàng trăm nhà dân bị tàn phá. Biết tin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Điện thăm hỏi, động viên nhân dân xã Đoài, tỉnh Nghệ An; trong Điện Bác kêu gọi: “Đồng bào lương và giáo hãy đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau”.