Mảnh Biểu Tượng Thần Thoại Pubg

Mảnh Biểu Tượng Thần Thoại Pubg

Grand Art là đơn vị sở hữu một kho tàng mẫu tượng thần thoại Hy Lạp chuẩn đẹp, chuyên cung cấp, các mẫu tượng kích cỡ từ nhỏ tới lớn, đáp ứng phù hợp cho mọi nhu cầu trang trí nhà cửa từ nội thất, phòng khách, phòng làm việc tới khuôn viên sân vườn, tiểu cảnh. Nhận thi công đúc tượng công trình trang trí khuôn viên công viên, khu đô thị, dân cư cam kết chất lượng đi cùng giá thành là tốt nhất thị trường.

Grand Art là đơn vị sở hữu một kho tàng mẫu tượng thần thoại Hy Lạp chuẩn đẹp, chuyên cung cấp, các mẫu tượng kích cỡ từ nhỏ tới lớn, đáp ứng phù hợp cho mọi nhu cầu trang trí nhà cửa từ nội thất, phòng khách, phòng làm việc tới khuôn viên sân vườn, tiểu cảnh. Nhận thi công đúc tượng công trình trang trí khuôn viên công viên, khu đô thị, dân cư cam kết chất lượng đi cùng giá thành là tốt nhất thị trường.

Báo giá chế tác tượng thần thoại Hy Lạp - La Mã

Đối với chế tác tượng thần thoại Hy Lạp cổ đại, quý khách cần liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá bởi lẽ mỗi mẫu tượng đều có cấu trúc, bố cục và chế tác khác nhau. Do vậy, để thuận lợi và hiểu rõ hơn về giá vui lòng quý khách liên hệ Hotline/Zalo: 0932.882.333 để gặp tư vấn viên.

Khách hàng có nhu cầu chế tác tượng, hãy liên hệ trực tiếp theo số Hotline của Grandart để được tư vấn về kích thước, báo giá và hướng dẫn đặt hàng chi tiết để đảm bảo an toàn và chuẩn xác.

Quy trình mua hàng như sau:+ Khách hàng hãy liên hệ trực tiếp theo số Hotline: 0932.882.333+ Tư vấn và chốt về kích thước, giá thành, thời gian giao hàng.+ Đặt cọc và xác nhận đặt cọc qua ngân hàng.+ Khi sản phẩm hoàn thiện sẽ thông báo lịch trình giao hàng cho khách trước 1-2 ngày để khách hàng sắp xếp thời gian và địa điểm nhận sản phẩm.+ Sau khi nhận sản phẩm, khách hàng kiểm tra kỹ xem đúng quy cách đặt hàng chưa, nếu đúng thì thanh toán cho bên vận chuyển, nếu có sai lệch hoặc lỗi khách hàng thông báo cho chúng tôi để thu hồi chỉnh sửa hoặc làm mới.

Lực lượng Thanh niên xung phong nói riêng cũng như thế hệ trẻ Việt Nam nói chung góp phần viết nên những trang sử xanh nối tiếp bề dày truyền thống đóng góp cho Tổ quốc của tuổi trẻ.

Với tầm nhìn chiến lược về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, cách đây 71 năm, ngày 15/7/1950, Bác Hồ đã chỉ đạo Đảng đoàn Ban Thanh vận Trung ương và Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam tổ chức đội thanh niên tập trung dài ngày để phục vụ kháng chiến và kiến quốc, khi kháng chiến thành công, lấy tên là: “Đội Thanh niên xung phong công tác.”

Quyết định lịch sử ấy đã khai sinh ra Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương đầu tiên tại Núi Hồng, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, gồm 3 Liên phân đội với 225 cán bộ, đội viên.

Đầu tháng 8/1950, Đội Thanh niên xung phong công tác công tác Trung ương xuất quân phục vụ Chiến dịch Biên giới, đã lập công xuất sắc, được Bác Hồ gửi thư khen, được Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tuyên dương: “Đội Thanh niên xung phong công tác đã nêu cao tinh thần tích cực xung phong, triệt để tuân theo kỷ luật chiến trường, tổ chức chặt chẽ, gương mẫu trong mọi nhiệm vụ…”

Từ khi thành lập tới nay, 4 câu thơ của Bác tặng Thanh niên xung phong: “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên” đã trở thành lời giáo huấn, là phương hướng tư tưởng, hành động cho lực lượng Thanh niên xung phong nói riêng cũng như thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, góp phần viết nên những trang sử xanh nối tiếp bề dày truyền thống đóng góp cho Tổ quốc của tuổi trẻ.

Lực lượng mũi nhọn trên các trận tuyến khó khăn nhất của đất nước

Ra đời trong kháng chiến chống Pháp, theo tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Được sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng Thanh niên xung phong đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, xung kích đi đầu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, lao động quên mình, anh dũng hy sinh trong phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần làm nên những kỳ tích lịch sử của dân tộc.

[Những hình ảnh quý về đội quân xung kích cách mạng của Việt Nam]

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gần 5.000 cán bộ, đội viên Thanh niên xung phong đã hoạt động ngày đêm, sát cánh cùng các đơn vị lực lượng vũ trang, giao thông vận tải, dân công, đồng bào các dân tộc Việt Bắc và Tây Bắc hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng: Phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu, mở đường, đảm bảo giao thông, rà phá bom mìn, vận chuyển và chăm sóc thương bệnh binh, mai táng liệt sỹ, … góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Ngay sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, thực hiện sự chỉ đạo của Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và Đoàn Thanh niên, lực lượng Thanh niên xung phong được tổ chức lại, chuyển sang làm nhiệm vụ mới.

Gần 10.000 cán bộ, đội viên Thanh niên xung phong đã có mặt ở những nơi khó khăn gian khổ nhất, lao động quên mình trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế và thi đua tình nguyện hoàn thành vượt mức kế hoạch trong lao động sản xuất, công tác và học tập, cùng tuổi trẻ cả nước xây dựng hàng trăm công trình kinh tế-xã hội.

Những nhiệm vụ, công trình chiến lược, quan trọng đều có dấu ấn, sự đóng góp to lớn của lực lượng Thanh niên xung phong, như: mở đường chiến lược Lai Châu-Ma Lù Thàng (biên giới Việt-Trung) và khai thông mở dòng Nậm Na; tiếp quản Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng; khôi phục các tuyến đường sắt; tham gia xây dựng các công trình công nghiệp; đảm nhận xây dựng các công trình kinh tế lấy tên là Công trình thanh niên như: xây dựng Nhà máy Cơ khí trung quy mô; lò cao Khu Gang thép Thái Nguyên; Thủy điện Thác Bà; các tuyến đường sắt: Đông Anh-Thái Nguyên, Thanh Hóa-Vinh; mở các tuyến đường giao thông: 12B Hòa Bình, Hà Giang-Đồng Văn; Đường 426B; Công trình Đại thủy nông Nậm Rốm Điện Biên…

Trong giai đoạn 1955-1964, lực lượng Thanh niên xung phong đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần kiến thiết, xây dựng các công trình cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của Chủ nghĩa xã hội miền Bắc, làm nên một hậu phương lớn vững chắc đảm bảo sức người, sức của phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước. 87 cán bộ, đội viên Thanh niên xung phong đã hy sinh trên các công trường mở đường.

Khi đế quốc Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, thực hiện lời hiệu triệu của Bác Hồ, Chỉ thị số 71/TTg-CN ngày 21/6/1965 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức các Đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước phục vụ công tác giao thông vận tải và Nghị quyết Đại hội Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam lần thứ nhất ngày 26/3/1965 về tổ chức lực lượng Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, trên 28 vạn nam nữ thanh niên đã tình nguyện tham gia, lên đường với quyết tâm “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước,” “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược,” “ở đâu chiến trường cần là Thanh niên xung phong có mặt,” “ở đâu có giặc là Thanh niên xung phong xuất quân.”

Lực lượng Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước miền Bắc đã có mặt trên khắp mọi tuyến đường ra trận, hăng hái chiến đấu, lao động sáng tạo, học tập, rèn luyện, sẵn sàng hy sinh anh dũng, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ: mở đường chiến lược; vận chuyển hậu cần; trực chiến, chốt giữ những trọng điểm địch đánh phá ác liệt, san lấp hố bom, sửa chữa cầu đường, tháo gỡ bom mìn, hướng dẫn xe đi và chiến đấu đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt trong mọi tình huống, góp phần quan trọng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Thanh niên xung phong chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng phát triển kinh tế, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và tiếp tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mở ra một trang sử mới. Tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang trong kháng chiến, lực lượng Thanh niên xung phong thi đua thực hiện các phong trào như: “Ba xung kích làm chủ tập thể”, “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước,” “5 xung kích, 4 đồng hành,” “Thanh niên tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,” “Tuổi trẻ sáng tạo,” “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Với lực lượng trên 20.000 người, Thanh niên xung phong các tỉnh, thành phố miền Nam, Đông Nam bộ, miền Trung, Tây Nguyên và miền Bắc, đã lên đường có mặt trên những tuyến đầu gian khó nhất, những nơi bị chiến tranh tàn phá, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, để thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả sau chiến tranh, rà phá bom mìn, làm sạch môi trường, khai hoang, phục hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển giao thông, sắp xếp ổn định dân cư gắn với việc giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên và các đối tượng khác; làm nhiệm vụ công ích, giải quyết những vấn đề cấp bách khó khăn góp phần thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng xây dựng đất nước.

Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, tổ chức Thanh niên xung phong tiếp tục được củng cố, chuyển đổi mô hình hoạt động phù hợp với giai đoạn mới nhằm phát huy tinh thần xung phong tình nguyện của thanh niên tham gia xây dựng phát triển kinh tế-xã hội gắn với an ninh quốc phòng ở khu vực miền núi, biên giới hải đảo, vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; giữ gìn trật tự và hạn chế các tệ nạn xã hội ở đô thị.

Cán bộ, đội viên Thanh niên xung phong là lực lượng xung kích thực hiện những nhiệm vụ chính trị khó khăn của các địa phương, xây dựng những mô hình phát triển kinh tế-xã hội có hiệu quả, góp phần khẳng định vai trò của Đoàn Thanh niên, tiêu biểu như các chương trình: xóa nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, phát triển thủy sản, trồng mới 5 triệu ha rừng, tham gia Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - Đô thị văn minh”...

Trong những năm tháng đất nước gian nguy, hàng vạn Thanh niên xung phong Việt Nam đã sẵn sàng, tình nguyện lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, cống hiến tuổi xuân, chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để phục vụ kháng chiến, kiến quốc.

Trong thời bình, các thế hệ cựu Thanh niên xung phong đã vượt qua khó khăn, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, thắt chặt tình đồng đội. Trong đó, phải kể đến phong trào “Cựu Thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi - Vì nghĩa tình đồng đội” do Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam phát động, với nhiều nội dung, phương thức phong phú, đáp ứng nguyện vọng của cựu Thanh niên xung phong, đóng góp vào công tác xã hội và cải thiện đời sống gia đình hội viên.

Hưởng ứng phong trào, hàng vạn cựu Thanh niên xung phong trên cả nước đã triển khai học tập, xây dựng và phát triển nhiều mô hình kinh tế thành công, nhiều người tìm tòi, sáng tạo, vượt khó đi lên từ hai bàn tay trắng.

Họ tận dụng đất đai, nguồn vốn, sức lao động của con người để sản xuất, kinh doanh, bứt phá, lăn lộn với thương trường như trong chiến trường đánh Mỹ, đánh Pháp.

Các cựu Thanh niên xung phong đã năng động, sáng tạo, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc vật nuôi, cây trồng; phát triển sản xuất, kinh tế hàng hóa, dịch vụ, làm giàu cho bản thân và gia đình; đồng thời có điều kiện giúp đỡ đồng đội phát triển kinh tế.

Qua đó, xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, phát huy tinh thần lao động cần cù, vượt khó, dám nghĩ dám làm, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Tại Lễ kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống Lực lượng Thanh niên xung phong vào ngày 15/7/1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhận định về lịch sử, chiến công hào hùng của lực lượng Thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng: “Ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Pháp, theo tư tưởng lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vai trò và tính chất của Thanh niên xung phong là những người trẻ tuổi đi đầu, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân, được thể hiện rõ rệt trong mọi nhiệm vụ được giao."

"Không phải chỉ có sự gan dạ, tinh thần lao động bền bỉ mà còn phải nói đến những sáng kiến, những suy nghĩ táo bạo và lòng trung thành vô hạn đối với Tổ quốc đã giúp cho Thanh niên xung phong lập nên những kỳ tích, xứng đáng là lực lượng mũi nhọn trên các trận tuyến khó khăn nhất của đất nước suốt hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện được khí phách và tinh hoa của dân tộc Việt Nam.”

Nhân Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950-15/7/2020), ông Nguyễn Xuân Phúc khi đó là Thủ tướng Chính phủ khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mãi mãi ghi nhớ và tri ân những cống hiến hy sinh to lớn của các thế hệ Thanh niên xung phong.

Trong suốt chặng đường xây dựng và cống hiến, lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Từ phong trào cách mạng này đã sản sinh nhiều tập thể, cá nhân anh hùng tiêu biểu của một thế hệ thanh niên anh hùng, của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Với những đóng góp to lớn đó, lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân và những phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Thành đồng Tổ quốc của Đảng, Nhà nước trao tặng.

Truyền thống cách mạng, phẩm chất của Thanh niên xung phong trong kháng chiến được phát huy, nuôi dưỡng đến hôm nay và là hình mẫu để thế hệ trẻ học hỏi, tiếp bước cha anh, cùng chung sức thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Cột cờ Hà Nội là công trình lịch sử đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử của Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung.

Địa chỉ: 28A Đường Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội

Cột cờ Hà Nội còn được gọi là Kỳ đài Hà Nội, tọa lạc tại số 28A đường Điện Biên Phủ, nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ban đầu, vị trí công trình này là nền đất cũ của thành Tam Môn dưới thời kỳ nhà Lê.

Vì vậy, trong các tour tham quan Hoàng thành Thăng Long thì Cột cờ Hà Nội sẽ là điểm dừng chân đầu tiên. Từ đây, du khách sẽ được hướng dẫn để di chuyển theo đường “ngư đạo”, đến tham quan Đoan Môn rồi tới Điện Kính Thiên là vị trí đầu não, quan trọng nhất của Hoàng Thành xưa.

Giờ mở cửa: 9h00 - 17h00 (từ thứ Ba đến Chủ nhật, trừ thứ Hai)

Giá vé vào tham quan Cột cờ Hà Nội sẽ áp dụng với từng đối tượng, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây từ MIA.vn:

- Người trưởng thành: 20.000 VNĐ/vé

- Người lớn tuổi (trên 60 tuổi): 10.000 VNĐ/vé

- Học sinh, sinh viên: 10.000 VNĐ/vé

- Học sinh dưới 15 tuổi: Miễn phí vé

- Người có công với cách mạng: Miễn phí vé

Bạn lưu ý là cần mang theo giấy tờ tùy thân để chứng minh tuổi tác thì nhân viên mới áp dụng đúng mức giá vé được.

Công trình Cột cờ Hà Nội nằm ở khu vực trung tâm thành phố, cách Hồ Hoàn Kiếm chỉ chưa tới 1km. Vì vậy nên bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng cả phương tiện cá nhân và công cộng.

Nếu di chuyển bằng ô tô, xe máy tự lái và xuất phát tại Hồ Hoàn Kiếm thì bạn nên đi theo hướng Tràng Thi, đến Cửa Nam rẽ sang đường Điện Biên Phủ. Tiếp theo, bạn đi thẳng đến ngã 3 Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương là tới Cột cờ Hà Nội.

Còn nếu bạn không rành đường xá thì nên chọn đi phương tiện công cộng như taxi, gọi xe công nghệ (Grab, Gojek, Be…) hoặc bắt xe buýt. Một số tuyến xe buýt có điểm dừng gần cột cờ Hà Nội là số 01, số 18, số 32, số 34, số 45. Buýt dừng ở đường Điện Biên Phủ, bạn đi bộ một đoạn ngắn là tới nơi.

Xem thêm: Du lịch Hà Nội, hành trình trở về quá khứ nghìn năm văn hiến

Cột cờ Hà Nội được khởi công xây dựng vào năm 1805, dưới thời phong kiến nhà Nguyễn. Công trình này tốn 7 năm để hoàn thành. Đến nay, cột cờ đã có tuổi đời hơn 200 năm gắn bó với mảnh đất thủ đô, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử vẫn đứng sừng sững, hiên ngang giữa đất trời.

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Cột cờ Hà Nội được quân đội ta sử dụng như một đài quan sát để nắm thông tin nội và ngoại thành. Sau chiến thắng vang dội của Cách mạng tháng Tám năm 1945, lần đầu tiên trên cột cờ Hà Nội tung bay phấp phới quốc kỳ cờ đỏ sao vàng của Việt Nam.

Đến năm 1954, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp toàn thắng, một lần nữa Quốc kỳ được tung bay trên cột cờ. Đến năm 1989, công trình này được Chính phủ công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.

Đến với di tích lịch sử Cột cờ Hà Nội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, đừng từ trên đỉnh phóng tầm mắt ngắm nhìn ngắm Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Cột cờ Hà Nội có tổng chiều cao khoảng 41.4m (tính cả phần trụ treo cờ). Vì vậy nên từ xa, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy công trình này. Kết cấu cột cờ gồm có 3 tầng đế và 1 tòa tháp, kết nối giữa các tầng là cầu thang xoắn.

Thiết kế các tầng đế cột cờ đều theo hình chóp vuông cụt, diện tích nhỏ dần từ dưới lên trên, xếp chồng lên nhau. Tầng 1 cao 3.1m, kích thước mỗi cạnh là 42.5m. Tầng 2 cao 3.7m, kích thước cạnh là 27m, gồm 4 cửa trong đó có 3 cửa đắp chữ: Hướng Minh (cửa phía Nam), Ngênh Húc (cửa phía Đông) và Hồi Quang (cửa phía Tây). Tầng 3 cao 5.1m, kích thước các cạnh là 12.8m, có cửa đi lên cầu thang hướng về phía Bắc.

Phần tháp của Cột cờ Hà Nội cao 18.2m, cạnh đáy rộng 2m, xây dựng dạng hình trụ 8 cạnh, nhỏ dần lên trên. Hình dáng của đỉnh cột cờ giống như một lầu bát giác, chiều cao 3.3m, 8 cạnh có 8 cửa sổ mở ra 8 phía. Chính giữa tháp dựng thêm một hình trụ đường kính 40cm, cao lên đến đỉnh để cắm cờ.

Trên đỉnh tháp treo lá Quốc kỳ có diện tích 24m2 (rộng 4m, dài 6m) được may bằng chất liệu vải phi bóng. Các góc Quốc kỳ được trần quả trám để tăng độ bền, có khả năng chống chịu những trận gió lớn. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên đỉnh cột cờ đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, hào hùng của dân tộc Việt Nam, khiến chúng ta vô cùng tự hào khi có dịp được chiêm ngưỡng tận mắt.

Thiết kế bên trong cột cờ Hà Nội khá độc đáo, có tới 39 lỗ thông hơi nên ánh sáng bên ngoài dễ dàng lọt vào theo dạng hình dẻ quạt. Vì vậy nên đến đây vào ban ngày, có rất nhiều góc siêu ảo để bạn tha hồ check-in chụp ảnh.

Để lên tới đỉnh tháp, bạn sẽ cần đi qua một cầu thang xoắn 54 bậc bằng đá. Cầu thang nhuốm màu thời gian, vẻ đẹp xưa cũ và hoài niệm. Không khí tại đây rất vintage, cũng là góc chụp hình cực kỳ ấn tượng được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Được xây dựng với lối thiết kế cân xứng nhau bằng chất liệu đá nguyên khối nên mức nhiệt độ bên trong cột cờ Hà Nội luôn rất mát mẻ, dễ chịu, kể cả giữa trời mùa hè oi nóng. Bên cạnh đó, thiết kế các cửa lên xuống tại đây cũng được bố trí rất khoa học, hoàn toàn không xảy ra tình trạng nước mưa chảy vào bên trong lòng tháp.

Đến với Cột cờ Hà Nội, bạn cũng đừng quên tham quan khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tại đây trưng bày rất nhiều hiện vật chiến tranh quan trọng, khắc họa lại một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng cũng vô cùng hào hùng của dân tộc. Tại đây, bạn sẽ được ngắm nhìn tận mắt những chiếc xe tăng, máy bay trực thăng, vỏ bom đạn…

Lên tới Kỳ đài, bạn có thể dễ dàng phóng tầm mắt để ngắm nhìn khung cảnh thủ đô:

- Hướng Bắc: Đoan Môn, Lầu Công Chúa, Cửa Bắc

- Hướng Đông: Hồ Hoàn Kiếm, Bưu điện thành phố

- Hướng Tây: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình

- Hướng Nam: Thành phố đông đúc, nhộn nhịp

Để thuận tiện di chuyển, tham quan các địa điểm nổi tiếng của thủ đô Hà Nội thì bạn nên tìm khách sạn lưu trú ở khu vực trung tâm. Dưới đây là một số gợi ý từ MIA.vn:

Địa chỉ: Số 46 Nguyễn Trường Tộ, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội

Mức giá tham khảo: Từ 1.400.000 VNĐ/ đêm

Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake

Địa chỉ: B7 Giảng Võ, Phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Mức giá tham khảo: 2.300.000 VNĐ/ đêm

Địa chỉ: Số 287 Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Mức giá tham khảo: 1.200.000 VND/ đêm

Trên đây là những thông tin để bạn tham khảo trước khi đến tham quan Cột cờ Hà Nội. Cẩm nang du lịch MIA.vn chúc bạn có một hành trình thật thú vị khi đến với mảnh đất Thủ đô.