Mức Lương Hưu Được Hưởng Khi Đóng Bhxh

Mức Lương Hưu Được Hưởng Khi Đóng Bhxh

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 luật BHXH năm 2014, diện tham gia BHXH bắt buộc gồm:

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 luật BHXH năm 2014, diện tham gia BHXH bắt buộc gồm:

Điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 1.7.2025

Từ ngày 1.7.2025, để được hưởng lương hưu hằng tháng, người lao động cần có ít nhất 15 năm đóng BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019.

Về mức hưởng lương hưu hằng tháng, đối với lao động nữ, nếu đóng đủ 15 năm BHXH thì sẽ được hưởng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Mỗi năm đóng thêm được tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

Lao động nam đóng đủ 20 năm BHXH sẽ được hưởng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Mỗi năm đóng thêm được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. Trường hợp đóng từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, mỗi năm đóng thêm được tính thêm 1%.

Trong đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động thuộc chế độ tiền lương do nhà nước quy định và tham gia BHXH từ ngày 1.1.2025 trở đi sẽ được tính bình quân tiền lương tháng của toàn bộ thời gian.

Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định thì mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được tính dựa trên toàn bộ thời gian đóng BHXH.

Nếu người lao động có thời gian đóng BHXH ở cả hai chế độ thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ được tính gộp và áp dụng quy định của từng thời kỳ.

Tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.

Theo quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH năm 2014, lương hưu của người lao động được xác định theo công thức chung sau đây:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (đối với người tham gia BHXH bắt buộc) hoặc thu nhập tháng đóng BHXH (đối với người tham gia BHXH tự nguyện) sẽ phụ thuộc vào tiền lương, hoặc thu nhập đóng hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá tương ứng.

Điểm b,c khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và điểm b,c khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP đều hướng dẫn về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của người lao động.

Theo đó, đối với lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, lao động nữ nghỉ hưu năm 2024, nếu đóng đủ 26 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 67% tiền lương tháng đóng BHXH.

Còn đối với lao động nam, từ năm 2022, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, lao động nam nghỉ hưu năm 2024, nếu đóng đủ 26 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 57% tiền lương tháng đóng BHXH.

9 trường hợp sắp được tăng lương hưu từ 1/7

Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 nêu rõ, từ ngày 1/7 tới đây sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Căn cứ theo Nghị định 42/2023/NĐ-CP ngày 29/6/2023, những đối tượng sẽ được điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng gồm:

Nhóm 1: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng được tăng lương.

Nhóm 2: Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009, Nghị định 34/2019, Nghị định 121/2003 và Nghị định 09/1998 về các chế độ, chính sách. Nhóm này cũng được tăng lương.

Nhóm 3: Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30-5-1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.

Nhóm 4: Tăng lương cho nhóm cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định số 130/CP ngày 20-6-1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định 111/HĐBT ngày 13-10-1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

Nhóm 5: Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 38/2010/QĐ-TTg).

Nhóm 6: Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.

Nhóm 7: Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Nhóm 8: Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng cũng thuộc nhóm được tăng lương.

Nhóm 9: Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 1-1-1995.

Có được đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu khi đã 45 tuổi?

Theo Nghị định 134/2015/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm tự nguyện theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Như vậy, trường hợp bác hiện nay 45 tuổi thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Do đó, bác có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu và phải đóng đủ 20 năm.

Phương thức đóng (Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP):

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Như vậy, hiện bác 45 tuổi thì bác chọn phướng án đóng hai đợt hoặc nhiều đợt cho đủ 10, sau đó bác đóng 1 lần 10 năm để đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương lưu, khi đó có thể khoảng 56 tuổi bác sẽ được hưởng chế độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cùng người lao động hai nước tại Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc tổ chức ở Thủ đô Seoul (Ảnh: Molisa).

Tối ưu hóa quyền lợi cho người lao động hai nước

Ông Phạm Trường Giang cho biết, ngày 14/12/2021, tại Seoul (Hàn Quốc), thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc Kwon Deok-cheol đã ký kết Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội.

Và vào ngày 24/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về việc phê duyệt Hiệp định; ngày 25/4/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định số 436/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định.

Đáng chú ý, vào ngày 8/12/2023, tại Seoul (Hàn Quốc), Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan và Thứ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Kim Hyejin đã ký thỏa thuận hành chính việc triển khai Hiệp định về BHXH giữa Chính phủ hai nước có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.

Thông tin về một số nội dung cơ bản của Hiệp định Việt Nam – Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội và các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về đàm phán, ký kết các Hiệp định, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội Trần Hải Nam khẳng định, việc ký kết Hiệp định về Bảo hiểm xã hội là cần thiết để khắc phục vấn đề đóng song trùng, đồng thời hướng tới ghi nhận, tính cộng gộp thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội ở cả Việt Nam và Hàn Quốc.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 của Việt Nam có quy định: người lao động là công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;

Và “người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ”.

Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định: “Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.”

Bên cạnh đó, Luật Hưu trí quốc gia Hàn Quốc có quy định nguyên tắc “có đi có lại”: Người nước ngoài từ 18-60 tuổi, sinh sống và làm việc trong doanh nghiệp tại Hàn Quốc có thể tham gia vào Chương trình hưu trí quốc gia giống như người Hàn Quốc bản xứ.

Tuy nhiên, nếu luật pháp tại nước bản địa của người nước ngoài đó mà không cho phép người Hàn Quốc tham gia vào Chương trình hưu trí của nước mà người Hàn Quốc đến, làm việc thì người nước ngoài đó cũng không thể tham gia vào Chương trình hưu trí quốc gia của Hàn Quốc. Như vậy, với các quy định nêu trên thì người lao động Việt Nam và Hàn Quốc sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội ở cả Việt Nam và Hàn Quốc.

Việc ký kết Hiệp định về bảo hiểm xã hội là cần thiết để khắc phục vấn đề đóng song trùng, tối ưu hóa quyền lợi cho người lao động hai nước.

Lao động làm việc tại các nông trại ở Hàn Quốc (Ảnh minh họa: ITN).

Không chỉ người lao động mà doanh nghiệp và cả quốc gia đều hưởng lợi

Về quy định tránh đóng bảo hiểm xã hội hai lần, đối với lao động phái cử, tối ưu hóa quyền lợi cho người lao động hai nước của một Bên ký kết được cử đi làm việc ở Bên ký kết còn lại thì chỉ áp dụng pháp luật của Bên ký kết đầu tiên trong thời gian 60 tháng đầu và có thể kéo dài thêm không quá 36 tháng (Hết thời gian trên sẽ chỉ áp dụng pháp luật của nước người lao động đến làm việc).

Đối với lao động tuyển dụng tại chỗ, người lao động của một Bên ký kết đang tạm sinh sống và được tuyển dụng bởi người sử dụng lao động (NSDLĐ) ở Bên ký kết còn lại thì chỉ áp dụng pháp luật của Bên ký kết còn lại.

Riêng đối với người lao động là công dân Hàn Quốc được NSDLĐ tại Việt Nam tuyển dụng làm việc tại Việt Nam thì chỉ áp dụng pháp luật của Hàn Quốc trong thời gian không quá 60 tháng.

Về cộng gộp thời gian tham gia và tính hưởng bảo hiểm xã hội, Hiệp định quy định thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để tính hưởng quyền lợi hưu trí là tổng các khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội đã được ghi nhận theo pháp luật của Việt Nam và Hàn Quốc, không bao gồm thời gian trùng (nếu có).

Việc tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định pháp luật của mỗi Bên ký kết.

Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội Phạm Trường Giang khẳng định, Chính phủ rất quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, không chỉ là về tiền lương mà còn là quyền lợi hưu trí của họ, không chỉ thời gian làm việc ở trong nước mà cả thời gian làm việc ở nước ngoài.

Việc hợp tác song phương về BHXH như hiệp định này không chỉ mang lại quyền lợi cho người lao động mà doanh nghiệp và cả quốc gia đều hưởng lợi.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu được thông tin về quá trình nghiên cứu, chuẩn bị đàm phán Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản sắp tới.

Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc được xây dựng theo nội dung của một Hiệp định toàn diện với kết cấu gồm 5 Phần, 24 Điều.

Phạm vi áp dụng đối với Việt Nam là Luật Bảo hiểm xã hội (chỉ áp dụng với hai chế độ hưu trí và tử tuất), đối với Hàn Quốc là Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc.

Đối tượng áp dụng là người lao động là công dân Việt Nam, người lao động là công dân Hàn Quốc và thân nhân hoặc người thừa kế của những người này theo quy định của pháp luật mỗi nước.

Để ký kết Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc về BHXH, chúng ta mất 6 năm vì đây là hiệp định đầu tiên, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, trong thời gian tới khi triển khai với các nước khác thông qua các phiên họp kỹ thuật tìm hiểu kỹ lưỡng pháp luật về BHXH giữa hai nước trước khi đàm phán.

Và đặc biệt trên nền Luật BHXH số 41/2024/QH15 mới được Quốc hội thông qua thì thời gian đàm phán và ký kết sẽ ngắn hơn nhiều, hiệp định được áp dụng và có hiệu lực sớm hơn nhằm đáp ứng kịp thời mong mỏi của người lao động, người sử dụng lao động cả ở Việt Nam và ở nước đàm phán với Việt Nam.

Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ điều kiện về tuổi đời.

Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 (mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ). Theo lộ trình này, năm 2023, nam sẽ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 9 tháng, nữ là từ đủ 56 tuổi.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. Sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Đồng thời, trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Vì vậy, khi người lao động nghỉ hưu sớm thì sẽ không được hưởng nguyên lương hưu.

Làm rõ hơn về quyền lợi của người lao động khi nghỉ hưu trước tuổi, bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng truyền thông, Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội thông tin, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối với người nghỉ hưu sẽ dựa trên 2 điều kiện, đó là tuổi đời và số năm đóng bảo hiểm xã hội.

Về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là 20 năm. Tuổi đời thì sẽ lấy năm tối đa trừ đi 5 năm, trừ những trường hợp đặc biệt về sức khỏe hoặc môi trường làm việc, một số trường hợp có quy định riêng liên quan đến bệnh HIV…

Về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu, đối với nữ thì 30 năm mới được hưởng tối đa 75%, đối với nam là 35 năm. Do vậy đối với nam, nghỉ hưu khi đóng bảo hiểm xã hội 20 năm, nếu chưa đủ tuổi về hưu thì sẽ còn 45%; tỷ lệ này đối với nữ tương ứng thời gian đóng là 15 năm.

Ngoài điều kiện này, thì mỗi năm về hưu trước tuổi sẽ bị trừ 2%. Cụ thể, nếu nam đóng bảo hiểm xã hội 20 năm, về hưu trước tuổi 5 năm thì mỗi năm sẽ bị trừ 2%, chỉ còn 35%.

“Như vậy mức lương hưu sẽ rất thấp, chúng tôi cho rằng người lao động nên đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu”, bà Châu nhấn mạnh.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) hiện đang đề xuất giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm, nhưng cũng không đưa trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định vào diện thụ hưởng vì lo ngại mức lương hưu thấp.

Với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, người lao động bị trừ 2% mức hưởng. Ngược lại, nếu lao động nam đóng bảo hiểm xã hội trên 35 năm và nữ đóng hơn 30 năm thì ngoài lương hưu tối đa 75% sẽ nhận trợ cấp một lần cho số năm đóng thừa.

Dự thảo Luật đề xuất mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau độ tuổi nghỉ hưu cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong giai đoạn 2016-2022, cả nước đã giải quyết gần 763.000 người hưởng lương hưu, nhưng chỉ có khoảng 420 nghìn người đạt tỷ lệ hưởng 75%, chiếm hơn 55% số người được giải quyết hưởng chế độ hưu trí.

Phần lớn có mức hưởng từ 3 đến dưới 7 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, mặc dù tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa của Việt Nam là 75%, khá cao so với một số nước trong khu vực, song với tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không cao (bình quân năm 2022 là 5,73 triệu đồng/tháng), nên mức lương hưu bình quân của người hưởng lương hưu hiện nay cũng chỉ khoảng 5,4 triệu đồng/tháng.

Thắc mắc này của chị Thu Hiền (ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM), bạn đọc Báo Thanh Niên, về việc có được tiếp tục tham gia BHXH để hưởng lương hưu, sau khi đã rút BHXH 1 lần hay không.

Người lao động có thể tiếp tục tham gia BHXH sau khi rút BHXH 1 lần

Trả lời câu hỏi này, BHXH TP.HCM cho biết theo quy định hiện hành, người lao động sau khi nhận BHXH 1 lần vẫn có thể tiếp tục tham gia BHXH để tích lũy thời gian đóng và đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu.