Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu

Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu

Các căn cứ pháp lý về nhập khẩu vật liệu xây dựng

Các căn cứ pháp lý về nhập khẩu vật liệu xây dựng

Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

Căn cứ Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:

“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:

a) Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;

b) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;

c) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu;

d) Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu

Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP)

Khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ đối với hàng hóa quy định tại Điều này, ngoài hồ sơ miễn thuế theo quy định tại Điều 31 Nghị định tại Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) người xuất khẩu tại chỗ phải nộp thêm văn bản chỉ định giao hàng hoá tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 01 bản chụp.

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn Công ty TNHH Sucafina Việt Nam về thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu.

Tổng cục Hải quan cho biết, khoản 1, 2 Điều 70 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định thủ tục hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, trường hợp đưa nguyên liệu thuê tổ chức, cá nhân khác gia công một phần công đoạn và các trường hợp được đăng ký tờ khai theo loại hình xuất sản xuất xuất khẩu.

Theo đó, trường hợp tổ chức, cá nhân khác gia công một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm theo quy định.

Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình sản xuất xuất khẩu gồm: sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu; sản phẩm được sản xuất do sự kết hợp từ các nguồn sau: nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu; nguyên liệu vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước; sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh.

Liên quan đến chính sách thuế nhập khẩu, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định, nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty TNHH Sucafina Việt Nam nghiên cứu quy định, hướng dẫn của các văn bản hiện hành, đối chiếu với đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế để thực hiện.

Tại Công văn số 862/BTC-CST ngày 31/1/2023, Bộ Tài chính đã giải đáp, hướng dẫn Hội Thiết bị y tế Việt Nam và Công ty Cổ phần thiết bị y tế Vinahankook về chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, thiết bị dùng để sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế.

Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các mặt hàng, trong đó có nguyên liệu, vật tư, linh kiện cho sản xuất thiết bị y tế, được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo phù hợp với cam kết cắt giảm thuế quan khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); tuân thủ các nguyên tắc về ban hành biểu thuế, thuế suất quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được.

Theo đó, đối với những mặt hàng nguyên liệu, vật tư, linh kiện cho sản xuất thiết bị y tế trong nước chưa sản xuất cơ bản thì đã được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi thấp. Đối với những mặt hàng trong nước đã sản xuất được thì áp dụng mức thuế suất phù hợp để hỗ trợ cho sản xuất trong nước, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Theo Bộ Tài chính, các mặt hàng vật tư, linh kiện, thiết bị y tế có xuất xứ từ các nước và vùng lãnh thổ ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy việc sản xuất thiết bị y tế trong nước, khoản 14 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 đã có quy định, nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. Danh mục sản phẩm trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Như vậy, pháp luật thuế nhập khẩu đã có quy định cụ thể về việc áp dụng chính sách thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế. Bộ Tài chính đề nghị Hiệp hội Thiết bị y tế Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu hiện hành.

Thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành nộp hồ sơ hải quan Bước 2: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế

Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan

Thủ tục đăng ký nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành đăng ký nguyên vật liệu nhập khẩu theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục Hải quan (nơi doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất).

Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi nguyên liệu, vật tư, mã số H.S, mã nguyên vật liệu, vật tư, loại nguyên vật liệu chính đăng ký trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư đến khi thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu.

Hồ sơ hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

Doanh nghiệp khập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tiến hành nhập khẩu với thủ tục hải quan y như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại. Hồ sơ hải quan bao gồm:

- Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất

- Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, của cơ quan kiểm dịch

- Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định

- Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá

- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật

- Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp khi đăng ký nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu.