Quá Trình Gây Mê Trên Thú Nhỏ Cho Mèo

Quá Trình Gây Mê Trên Thú Nhỏ Cho Mèo

I. Đại cương Quá trình gây mê diễn biến qua các giai đoạn:

I. Đại cương Quá trình gây mê diễn biến qua các giai đoạn:

Quy trình gây mê thực hiện như thế nào?

Quy trình gây mê sẽ được chia thành 4 giai đoạn: Tiền mê, khởi mê, duy trì mê và tỉnh mê. Đối với các y bác sĩ khi thực hiện thủ thuật này cần có tay nghề chuyên môn cao. Và họ phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.

Khám tiền mê sẽ được bác sĩ thực hiện trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra. Để đảm bảo về tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, lịch sử bệnh hay bệnh nhân có bất kì dị ứng nào đối với thành phần của thuốc gây mê hay không? Không những thể, bác sĩ sẽ giải thích về các kế hoạch của cuộc phẫu thuật và tư vấn tâm lý cho người bệnh.

Sau khi bác sĩ tiêm một lượng thuốc giảm đau cho bệnh nhân để theo dõi tình hình người bệnh để việc đặt ống nội khí quản sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Lúc này người bệnh sẽ chuyển từ tỉnh sang mê. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ có những thay đổi nhất định vì thế các y bác sĩ cần theo dõi sát sao và tiến hành các phương án dự bị cho bệnh nhân.

Khi bệnh nhân rơi vào trạng thái mê, ca phẫu thuật sẽ sẵn sàng bắt đầu. Lúc này các bác sĩ gây mê có thể xem xét dùng thuốc tĩnh mạch hay các mê hô hấp nhằm duy trì bệnh nhân ở trạng thái hôn mê sâu. Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi kỹ hơn để kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý nhanh chóng khi xảy ra trường hợp khẩn cấp.

Khi hoàn thành, bệnh nhân sẽ chuyển dần từ trạng thái mê sang tỉnh. Các bác sĩ sẽ thực hiện rút ống nội khí quản và theo dõi quá trình bệnh nhân phục hồi sau khi tỉnh mê. Bên cạnh đó các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người nhà cách chăm sóc người bệnh sau khi tỉnh mê.

Có thể thấy các quy trình gây mê luôn được bác sĩ chuyên môn theo dõi sát sao. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đem lại tác dụng bất ngờ cho người bệnh. Song song đó giúp cuộc phẫu thuật diễn ra thành công hơn.

Xem thêm: Gây tê và gây mê: Nên chọn phương pháp nào?

“Gây mê” có nghĩa là “mất cảm giác”.

Gây mê toàn thân nhằm đảm bảo trẻ không còn ý thức và không cảm thấy đau trong suốt quá trình kiểm tra (khảo sát) hoặc phẫu thuật.

Bác sĩ gây mê được đào tạo chuyên khoa để gây mê và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ trong suốt quá trình phẫu thuật. Bác sĩ cũng là người theo dõi chặt chẽ việc giảm đau cho trẻ sau phẫu thuật.

Bạn và con bạn có thể chọn lựa cách sử dụng thuốc gây mê và các loại thuốc khác. Đôi khi, vì lý do y khoa mà bác sĩ phải gây mê theo một cách nào đó – điều này sẽ được giải thích với bạn.

Bác sĩ chỉ thực hiện gây mê khi bạn hiểu rõ và đồng ý với kế hoạch.

Mong muốn của bạn và con bạn rất quan trọng.

Chúng tôi muốn hợp tác với bạn để có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho trẻ và gia đình bạn.

Những điều bạn có thể làm để chuẩn bị cho trẻ đến bệnh viện.

Tất cả trẻ em (trừ trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để hiểu) phải được thông báo về việc:

Cần giải thích mọi thứ cho trẻ theo cách mà chúng có thể hiểu được. Nhân viên của Bệnh viện FV có thể giải thích và khuyến khích trẻ thảo luận thông qua các trò chơi.

Trẻ từ 2 đến 3 tuổi phải được thông báo trước 2 – 3 ngày và thông báo một lần nữa vào ngày nhập viện.

Trẻ từ 4 đến 7 tuổi phải được thông báo 4 – 7 ngày trước khi nhập viện.

Trẻ lớn hơn thường sẽ tham gia vào việc quyết định phẫu thuật hoặc khảo sát và việc thảo luận có thể được thực hiện một vài tuần trước khi nhập viện.

Một số gợi ý về những điều cần nói…

Nếu trẻ phải ở lại đêm trong bệnh viện, cho trẻ biết bạn có ở cùng hay không. Bệnh viện FV sẽ cung cấp chỗ ở (giường xếp) cho cha mẹ ở cạnh giường của trẻ.

Nếu không thể ở lại cùng trẻ, phải giải thích thời gian bạn sẽ đến thăm trẻ.

Trẻ có thể giúp bạn thu xếp hành lý và quyết định loại quần áo ngủ và đồ chơi cần mang theo.

Vui lòng cho chúng tôi biết trước các yêu cầu đặc biệt của trẻ, chúng tôi sẽ hỗ trợ tốt nhất có thể.

Hãy gọi cho chúng tôi nếu trẻ ho nhiều hoặc cảm nặng, sốt hoặc có tiếp xúc với bệnh thủy đậu không lâu trước ngày phẫu thuật hoặc khảo sát.

Bạn sẽ đến gặp bác sĩ gây mê trước khi nhập viện hoặc bác sĩ gây mê sẽ đến gặp bạn tại lầu trại trước phẫu thuật hoặc khảo sát để thảo luận về phương pháp gây mê cho trẻ.

Bác sĩ gây mê cần kiểm tra tình trạng sức khoẻ, vấn đề về gây mê trước đây, các loại thuốc trẻ đang dùng và dị ứng mà trẻ có thể gặp phải.

Đây là thời điểm tốt nhất để bạn nói về những vấn đề trước đây mà trẻ đã gặp phải khi tiêm chích hay khi nằm viện, hoặc bất kỳ lo ngại cụ thể nào.

Việc lập danh sách những thắc mắc bạn muốn hỏi sẽ giúp ích cho bạn.

Những thắc mắc bạn nên trao đổi với bác sĩ gây mê:

Trên thực tế, bác sĩ gây mê mà bạn đến gặp trước khi nhập viện hoặc bác sĩ gây mê đến gặp bạn tại lầu trại có thể sẽ khác với bác sĩ thực hiện gây mê cho trẻ, nhưng thông tin mà bạn đã cung cấp sẽ được chuyển đến bác sĩ này.

Đôi khi, bác sĩ gây mê phát hiện một vấn đề nào đó ở trẻ mà nếu không phẫu thuật vào ngày đó thì sẽ an toàn hơn.

Điều này có thể xảy ra nếu trẻ bị cảm, sốt, phát ban hoặc đã ăn quá gần thời gian phẫu thuật.

Không ăn uống – Nhịn ăn uống (“Không ăn uống qua đường miệng”)

Bệnh viện sẽ hướng dẫn rõ ràng cho bạn về việc nhịn ăn uống và trẻ phải tuân thủ các chỉ định này.

Trong khi gây mê, nếu trẻ còn thức ăn hoặc thức uống trong dạ dày thì sẽ có nguy cơ trào ngược lên sau họng và gây tổn thương phổi.

Trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ gây mê, dưới đây là thời gian quy định tối thiểu mà trẻ có thể ăn hoặc uống:

Thuốc tiền mê là tên gọi của những loại thuốc được sử dụng trước khi gây mê. Một vài loại thuốc tiền mê giúp trẻ thư giãn, một số khác được cung cấp vì những lý do khác (xem bên dưới).

Không phải tất cả trẻ đều cần dùng thuốc tiền mê. Tùy theo loại phẫu thuật và tình trạng của trẻ, bạn sẽ cùng với bác sĩ gây mê quyết định xem trẻ có cần dùng thuốc tiền mê hay không.

Nếu cần, trẻ thường dùng thuốc tiền mê ở dạng lỏng. Đôi khi trẻ cần dùng thuốc tiền mê qua đường tĩnh mạch. Thuốc tiền mê được dùng trước khi gây mê.

Loại thuốc này có thể làm trẻ cảm thấy buồn ngủ sau phẫu thuật hoặc khảo sát, và nếu bạn dự kiến đưa trẻ về nhà ngay trong ngày, điều này có thể bị trì hoãn.

Những loại thuốc được sử dụng có thể là:

Trẻ có thể mặc quần áo của mình vào phòng mổ, nếu không, bệnh viện sẽ cung cấp áo choàng cho trẻ.

Trẻ sẽ được yêu cầu cởi đồ lót.

Trẻ có thể đến phòng tiền mê trên giường, xe đẩy, đi bộ hoặc bế vào.

Phòng tiền mê – cạnh phòng mổ, nơi thường bắt đầu quy trình gây mê.

Phòng mổ – là phòng thực hiện phẫu thuật. Nếu trẻ còn quá nhỏ, hoặc đang được thực hiện mộttùy theo loại phẫu thuật nào đó,sẽ được thực hiện mà việc gây mê trong phòng mổ sẽ an toàn hơn trong phòng tiền mê.

Phòng hồi tỉnh – gần phòng mổ, nơi trẻ được chuyển đến sau phẫu thuật cho đến khi thuốc mê hết tác dụng .

Một số trẻ thích gây mê bằng khí, một số khác lại thích gây mê đường tĩnh mạch.

Nếu cả hai phương pháp đều an toàn cho trẻ, bạn có thể chọn lựa phương pháp được sử dụng

Khí gây mê có mùi giống bút lông.

Bác sĩ gây mê sử dụng mặt nạ để gây mê bằng khí.

Nếu gây mê bằng khí thì phải mất vài phút để trẻ bắt đầu mê. Trẻ có thể không yên khi khí mê bắt đầu tác dụng.

Nếu gây mê đường tĩnh mạch, trẻ thường mất ý thức rất nhanh.

“Kem thần kỳ” là loại thuốc gây tê tại chỗ dạng kem có thể được bôi lên bàn tay hoặc cánh tay trước khi tiêm để trẻ không cảm thấy đau nhiều. Thuốc đạt hiệu quả với 9/10 trẻ. Kem này có tên là EMLA.

Ống thông tĩnh mạch là ống nhựa mỏng được luồn dưới da, thường là ở mu bàn tay. Dùng kim để luồn ống thông vào, sau đó rút kim ra ngay và chỉ giữ lại ống thông mềm. Mẫu máu sẽ được lấy qua ống thông mới đặt vào. Ống thông có thể được giữ trong vài giờ hoặc vài ngày để dùng thuốc và truyền dịch mà không cần tiêm vào các vị trí khác.

Trẻ sẽ được đưa vào phòng mổ để thực hiện phẫu thuật hoặc khảo sát.

Bác sĩ gây mê sẽ theo dõi chặt chẽ huyết áp, mạch, nhiệt độ và nhịp thở của trẻ trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật hoặc khảo sát , bảo đảm trẻ an toàn và hoàn toàn mất ý thức. Khí gây mê và/hoặc thuốc gây mê qua tĩnh mạch sẽ được dùng để giữ trẻ ở trạng thái mê.

Hầu hết trẻ đều được chuyển đến phòng hồi tỉnh.

Mỗi trẻ sẽ được một nhân viên phòng hồi tỉnh chăm sóc cho đến khi trẻ tỉnh lại và đủ điều kiện để trở về lầu trại.

Một số trẻ có thể cần đến Khoa Săn sóc Tích cực sau phẫu thuật. Nếu dự kiến điều này thì bác sĩ sẽ thảo luận trước với bạn.

Thuốc giảm đau được dùng trong quá trình gây mê nhằm bảo đảm trẻ cảm thấy dễ chịu nhất có thể sau phẫu thuật. Loại và hàm lượng thuốc giảm đau sẽ tùy thuộc vào phẫu thuật được thực hiện.

Bạn sẽ có cơ hội để thảo luận và lên kế hoạch về loại thuốc giảm đau mà trẻ sẽ dùng sau phẫu thuật. Điều này sẽ được thực hiện cùng với bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật hoặc điều dưỡng lầu trại.

Một số thuật ngữ thường dùng với thuốc

Một số trẻ được khảo sát hoặc phẫu thuật “trong ngày” và sẽ được về nhà cùng ngày. Trẻ có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu trong những ngày đầu tiên. Bệnh viện sẽ kiểm tra xem bạn có thuốc giảm đau thích hợp tại nhà không. Nếu không, bạn sẽ được cung cấp thuốc mang về nhà và hướng dẫn cách sử dụng.

Đôi khi, trẻ cảm thấy mệt sau khi xuất viện, thậm chí nôn ói. Điều này có thể xảy ra ở trong xe khi trên đường về nhà.

Đôi khi trẻ không ngủ ngon sau khi xuất viện. Trẻ có thể khó chịu hoặc cáu gắt hơn lúc trước. Đây là phản ứng bình thường sau khi nằm viện, và sẽ trở lại bình thường trong vòng 3 – 4 tuần.

* Nếu có bất kỳ lo ngại nào về trẻ khi về nhà, bạn nên liên hệ với bệnh viện qua số điện thoại đã cung cấp.

Nhờ sự cải tiến của ngành gây mê nên ít khi xảy ra các vấn đề nghiêm trọng. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ, nhưng thiết bị hiện đại, đào tạo chuyên môn và các loại thuốc đã làm cho quy trình gây mê trở nên an toàn hơn trong những năm gần đây.

Hầu hết trẻ hồi phục nhanh chóng và sớm trở lại bình thường sau phẫu thuật và gây mê. Một số trẻ có thể có một số tác dụng phụ như mệt hoặc đau họng. Tình trạng này thường kéo dài trong thời gian ngắn và luôn có sẵn thuốc để điều trị nếu cần.

Khả năng xảy ra biến chứng sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ của trẻ, tính chất của ca phẫu thuật và phương pháp gây mê cần thực hiện. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thảo luận chi tiết với bạn khi khám tiền phẫu.

Đối với trẻ có sức khoẻ tốt khi thực hiện tiểu phẫu: