Trận Lụt Năm 1904

Trận Lụt Năm 1904

TPO - Sau nhiều ngày hoành hành, sáng 12/9, nước lũ ở nhiều khu vực thuộc thành phố Tuyên Quang rút nhanh. Nhà cửa, phố phường ngập rác, bùn đất. Lực lượng công an, công nhân môi trường đô thị và người dân hối hả dọn dẹp, với mong muốn sớm trở lại cuộc sống bình thường.

TPO - Sau nhiều ngày hoành hành, sáng 12/9, nước lũ ở nhiều khu vực thuộc thành phố Tuyên Quang rút nhanh. Nhà cửa, phố phường ngập rác, bùn đất. Lực lượng công an, công nhân môi trường đô thị và người dân hối hả dọn dẹp, với mong muốn sớm trở lại cuộc sống bình thường.

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN THIÊM - HÀ NỘI

Trận càn Cedar Falls bắt đầu từ ngày 08 đến ngày 26/01/1967, là cuộc hành quân quy mô lớn thứ hai trong đợt phản công chiến lược của Mỹ mùa khô 1966 - 1967 vào vùng “Tam giác sắt” Bến Súc – Củ Chi – Bến Cát.

Đơn vị thuộc Lữ đoàn 2, Sư đoàn bộ binh số 1 trong cuộc hành quân Cedar Falls ở Bến Súc, Bình Dương (tháng 1 năm 1967).

Để củng cố tuyến phòng thủ phía Bắc Sài Gòn, lập một vành đai trắng chia cắt vùng giải phóng của hai vùng Gia Định và Bình Dương, chuẩn bị cho cuộc hành quân lớn thứ hai đánh vào căn cứ địa của lực lượng kháng chiến ở Tây Ninh, Mỹ đặt ra nhiệm vụ phải triệt hạ được vùng “Tam giác sắt”, tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não của Quân khu Sài Gòn – Gia Định đóng tại đây. Mỹ huy động 30.000 quân trực tiếp chiến đấu bao gồm các đơn vị: Sư đoàn Bộ binh số 1, Lữ đoàn 3 Sư đoàn Bộ binh số 4, Lữ đoàn 2 Sư đoàn Bộ binh số 25, Lữ đoàn Bộ binh nhẹ số 196, Lữ đoàn Dù 173, Trung đoàn Thiết giáp số 11 và một bộ phận Sư đoàn 5 của chính quyền Sài Gòn cùng một số lính New Zealand với hơn 400 xe tăng, xe bọc thép, 800 tàu xuồng chiến đấu trên sông, hơn 100 khẩu pháo các loại và nhiều máy bay, kể cả B-52. Lực lượng chi viện gồm Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp 11, 08 Tiểu đoàn Pháo 105, 02 Tiểu đoàn Pháo 155.

Trong cuộc hành quân này, quân đội Mỹ làm nhiệm vụ bao vây và càn quét, đồng thời sử dụng các đơn vị kỹ thuật công binh hóa học triệt phá nhà cửa, công sự, địa đạo… Các sĩ quan Mỹ cho rằng: “Giải quyết được địa đạo thì giải quyết được chiến tranh du kích”. Lực lượng công binh và hóa học được huy động đến 900 quân. Công binh ghép cầu cho xe tăng M-48 qua sông Thị Tính, xây dựng bè làm hỏa điểm cạnh trên sông. Nhiệm vụ chính của lực lượng công binh, hóa học trong cuộc hành quân này là triệt phá hầm ngầm, đặc biệt là địa đạo Củ Chi.

Ngoài B-52 làm nhiệm vụ “bóc vỏ mặt đất”, quân đội Mỹ tăng cường cho công binh 200 xe ủi, nhiều xe tăng hạng nặng, 200 chó becgie để sục tìm địa đạo. Mỹ tổ chức những đội chuyên phá hầm mang tên đội “chuột đường hầm” từ 08 đến 10 người được tuyển chọn trong những binh sĩ tình nguyện liều lĩnh nhất. Mỹ dùng máy bay B-52 rải thảm bom và pháo bắn liên tục, sử dụng 200 xe ủi san bằng 11km2 rừng, triệt hạ hầu hết làng mạc, nhà cửa trong vùng (6.000 căn nhà bị san ủi, bị đốt), một số cơ quan kháng chiến bị thiệt hại, 3.700 tấn lúa bị cướp, gần 1.000 người chết và bị thương, gần 15.000 người dân Bến Súc, Củ Chi bị gom đi nơi khác.

Tướng Westmoreland của quân đội Mỹ đã tự hào: “Cây cối, bụi rậm đều bị đốt cháy rụi, Việt cộng không còn nơi ẩn nấp”. Đại tá Dave Richard Palmer thì cho rằng “Tam giác sắt đã biến thành cái bùi nhùi bắt lửa rộng lớn”. Còn J.P.Harrison thì mô tả: “Có một số vùng bị bắn phá bình quân 27 trái bom trên một mét vuông”.

08 giờ sáng ngày 08/01/1967, 60 chiếc trực thăng UH-1 quần đảo trên bầu trời thị trấn Bến Súc. Trong 90 giây, 420 lính của Lữ đoàn 2, Sư đoàn 1 Bộ binh (Big Red One) đổ bộ xuống Bến Súc. Trong lúc đó, loa phóng thanh từ trực thăng kêu gọi: “Đồng bào Bến Súc chú ý, đồng bào đang ở trong vòng kiểm soát của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Đừng bỏ chạy nếu không sẽ bị bắn bỏ. Ai ở nhà nấy và chờ đến khi có chỉ thị mới!”.

Một tiểu đội lính Mỹ từ căn cứ sư đoàn ở Củ Chi đi càn bằng trực thăng.

Quân Mỹ không gặp một sự kháng cự nào. Khi các máy bay nhào lộn bắn phá và thả bom Napalm xuống các cánh rừng chung quanh thì cuộc thẩm vấn dân chúng bắt đầu. Trong hai giờ xét hỏi 6.000 dân, họ tìm ra 28 người tình nghi là Cộng sản, sau đó, cuộc di tản bắt đầu.

Trước tiên, đàn ông từ 15 đến 45 tuổi bị dồn vào trực thăng Chinook để đem đi thẩm vấn và sau đó bị động viên vào quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đàn bà, trẻ em, người già bị đưa đi bằng xe nhà binh đến trại tỵ nạn Phú Lợi. Trại chật chội, thiếu thốn như một trại tập trung nhưng trước cửa trại được gắn biểu ngữ “Chào mừng đồng bào đến trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn Cộng Sản”.

Sau đó, mọi nhà cửa ở Bến Súc bị thiêu rụi, xe ủi cày nát hết tất cả. Ngay trung tâm thị trấn, họ cho chôn 10.000 pounds thuốc nổ và 1.000 gallons chất Napalm rồi cho nổ tung…Các chỉ huy hành quân báo cáo “Bước một Cedar Falls thành công ngoài dự kiến”.

Sau khi bắn phá dữ dội vào các xã ở phía bắc Củ Chi, quân đội Mỹ cho Lữ đoàn 2, Sư đoàn Bộ binh 25 chia làm nhiều mũi tiến công vào các xã An Phú, Phú Mỹ Hưng, Phú Hòa Đông, Nhuận Đức, Trung Lập Thượng, An Nhơn Đông, An Nhơn Tây. Quân Mỹ tìm mọi biện pháp để có thể “bóc vỏ mặt đất”, phá cho được hệ thống địa đạo. Mỹ đưa máy ủi khổng lồ để xúc từng mảng địa đạo, dùng xe tăng hạng nặng để đè bẹp các địa đạo và dùng chó becgie để săn tìm cửa địa đạo, bơm nước sông Sài Gòn, xả hơi độc xuống địa đạo. Những đội quân “chuột đường hầm” gồm những lính Mỹ có vóc dáng nhỏ được đào tạo đặc biệt chui xuống địa đạo tìm Việt Cộng và đặt mìn phá hầm ngầm.

Binh lính Lữ đoàn 173 trong suốt 12 ngày tuần tiễu trong rừng gần Bến Cát năm 1965.

Tuy nhiên, những nỗ lực của quân đội Mỹ không đem lại kết quả như mong muốn. Ngoài thành tích tàn phá vùng “Tam giác sắt”, triệt hạ Bến Súc, cuộc hành quân này không đạt được mục tiêu chính là tiêu diệt đầu não và các lực lượng của Quân khu Sài Gòn – Gia Định, xóa bàn đạp uy hiếp và tiến công Sài Gòn. Tướng Marshall đã thú nhận: “Sự việc diễn biến hoàn toàn không giống ta dự tính. Rất ít quân du kích bị đánh bật ra ngoài hoặc bị giết. Hệ thống hầm ngầm không bị triệt phá mà chỉ bị hư hại. Hố bom loang lỗ, hàng mảng đất bị cày xới lên bằng máy xúc. Song không có quả bom nào, không có máy xúc nào khoét đủ sâu để phá hoại được hầm ngầm. Nếu ta tin những công binh thăm dò nói thật, họ sẽ nói chắc chắn “không phá hủy được”. Cái khó không phải chỉ vì hệ thống hầm ngầm đào quá sâu mà chính vì nó chạy ngoắt nghéo không một chỗ nào thẳng. Những cửa ngách và lỗ thông hơi thì nhiều vô kể, điều đó hạn chế khả năng bị phá hủy”

Cuộc hành quân Cedar Falls kết thúc ngày 26/01/1967, với khoảng 2.500 lính Mỹ, 200 quân Việt Nam Cộng hòa và 54 lính New Zealand bị loại khỏi vòng chiến đấu, 149 xe quân sự trong đó có nhiều xe tăng M-41, xe bọc thép M-113 và M-118 bị phá hủy, phá hỏng, 28 máy bay các loại bị bắn rơi và bị thương.