Bước vào đầu năm học mới, tình trạng học sinh vi phạm giao thông luôn là nỗi lo thường trực của người lớn. Thế nhưng, bất chấp các khuyến cáo của cơ quan chức năng, không ít phụ huynh vẫn giao xe cho con khi chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.
Bước vào đầu năm học mới, tình trạng học sinh vi phạm giao thông luôn là nỗi lo thường trực của người lớn. Thế nhưng, bất chấp các khuyến cáo của cơ quan chức năng, không ít phụ huynh vẫn giao xe cho con khi chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt chính của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và nghiêm trọng nhất là hình phạt tù.
Hình phạt cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào mức độ gây thiệt hại của cá nhân vi phạm, nếu gây ra một trong những thiệt hại sau thì sẽ chịu một trong ba hình phạt chính, cụ thể như sau:
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà cá nhân vi phạm sẽ phải chịu các hình phạt sau:
Trong trường hợp người vi phạm gây ra thiệt hại lớn và nghiêm trọng hơn các quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì sẽ phải chịu hình phạt nặng hơn. Ngoài ra, các trường hợp sau đều được coi là thuộc trường hợp phải áp dụng hình phạt tăng nặng như:
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, mà hình phạt tăng nặng sẽ là phạt tù từ 03 năm đến 15 năm.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu như trên thực tế, hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đã được ngăn chặn kịp thời để không xảy ra hậu quả nghiêm trọng tới mức phải chịu mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ tại Điều 260 gồm các cấu thành như sau:
Khách thể của tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ là những quy định về an toàn giao thông đường bộ là không thực hiện đúng, đầy đủ những quy định trong Luật Giao thông đường bộ.
Được thể hiện bằng những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu; đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng; vượt đèn đỏ,…
Hậu quả là gây ra tai nạn giao thông, thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng của người tham gia giao thông.
Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ nếu như hậu quả thiệt hại là do hành vi vi phạm của họ gây ra, hay nói cách khác là giữa hậu quả và hành vi vi phạm của người đó có quan hệ nhân quả với nhau.
Chủ thể của tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên tham gia giao thông: người điều khiển phương tiện giao thông, người sử dụng phương tiện giao thông, gười điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
Tội vi phạm về an toàn giao thông đường bộ được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý và lỗi vô ý
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP; tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm, mà người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, người điều khiển còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, như: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Đối với những trường hợp gây hậu quả nặng nề tới mức phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Để kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT), giảm tình trạng vi phạm Luật Giao thông trong lứa tuổi học sinh, cùng với cả nước, từ ngày 1/10, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự (TT), an toàn giao thông (ATGT) trong nhóm đối tượng này.
Cảnh sát giao thông kiểm tra, lập biên bản học sinh vi phạm Luật Giao thông. Ảnh: T.H
Tăng cường đảm bảo ATGT cho học sinh
Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới và chỉ đạo của Bộ Công an, Cục CSGT đã ban hành Kế hoạch cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn cả nước. Cao điểm được thực hiện trong 1 tháng, từ ngày 1 đến hết ngày 31/10/2024.
Theo đó, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT đối với lứa tuổi học sinh THCS, THPT; phụ huynh học sinh, người giám hộ, người giao phương tiện cho các em học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển; các chủ phương tiện và phụ huynh chở các em học sinh vi phạm các quy định về vận tải đường bộ, đường thủy nội địa. Trên các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát tại các tuyến giao thông chính trong đô thị, các tuyến đường liên ấp, liên xã, đường huyện, tỉnh, các tuyến: Quốc lộ 1A, Quản lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ Nam sông Hậu; địa bàn gần trường học, khu vực có nhiều thanh, thiếu niên tụ tập vi phạm TTATGT. Qua tuần tra, kiểm soát chú trọng xử lý các hành vi vi phạm về điều khiển xe không giấy phép lái xe; không đội mũ bảo hiểm (MBH); chở quá số người quy định; không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông; chạy dàn hàng ngang; đi ngược chiều; bấm còi, rú ga; điều khiển xe chạy một bánh trên xe hai bánh; lạng lách, đánh võng; tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép. Đồng thời xử lý các phụ huynh giao phương tiện cho người chưa đủ điều kiện để điều khiển; các trường hợp học sinh, phụ huynh vi phạm dừng, đỗ xe sai quy định dưới lòng đường, trên hè phố gây ùn tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT; kiên quyết không cho các phương tiện không bảo đảm an toàn hoạt động vận chuyển, đưa đón học sinh…
Đối với các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, tuần tra kiểm soát khu vực bến cảng, bến thủy, tuyến đường thủy thường xuyên đưa rước học sinh. Tập trung vào các hành vi vi phạm như: đón trả khách không đúng quy định, chở quá số người, không trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn (áo phao, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm); đưa phương tiện không đủ điều kiện vào hoạt động đưa đón học sinh, giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển; không mặc áo phao khi tham gia giao thông trên đường thủy; thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn…
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
Ghi nhận trên địa bàn tỉnh, mấy ngày qua, tại một số chốt kiểm tra của lực lượng CSGT dễ dàng phát hiện, xử lý nhiều trường hợp học sinh vi phạm. Phổ biến là các lỗi không đội MBH; chưa đủ tuổi lái xe theo quy định. Bên cạnh đó, cũng phát hiện, xử lý các trường hợp phụ huynh chở con em ngồi sau mô tô, xe gắn máy không đội MBH, giao phương tiện cho học sinh điều khiển khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật… Quá trình xử lý vi phạm, lực lượng chức năng đã kết hợp tuyên truyền, giáo dục để học sinh và phụ huynh hiểu rõ những hành vi vi phạm, những nguy cơ tiềm ẩn khi vi phạm Luật Giao thông, qua đó tự giác chấp hành, không tái phạm.
Trước đó, ngay khi bước vào cao điểm xử lý học sinh vi phạm giao thông, Đội CSGT-TT (Công an huyện Hòa Bình) cũng phối hợp với Xã đoàn Minh Diệu tổ chức tuyên truyền pháp luật về ATGT cho học sinh trên địa bàn. Thông qua tuyên truyền nhằm cung cấp cho các em những kiến thức về pháp luật, kỹ năng khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh khi tham gia giao thông. Đồng thời, để giáo viên, học sinh và cả phụ huynh nắm được việc triển khai cũng như ý nghĩa triển khai thực hiện cao điểm.
Liên quan đến công tác đảm bảo TTATGT cho lứa tuổi học sinh, mới đây, ngày 5/10, Bộ GD-ĐT phối hợp với Ủy ban ATGT quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động học sinh - sinh viên cả nước nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về ATGT năm học 2024 - 2025. Lễ phát động được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến đến các tỉnh, thành trong cả nước với sự tham gia của lãnh đạo các đơn vị, hơn 22.000 học sinh - sinh viên. Tại Bạc Liêu, đại diện Sở GD-ĐT, Ban ATGT tỉnh, Phòng CSGT tỉnh, Head Văn Tươi và hàng trăm giáo viên, học sinh các trường: THPT Bạc Liêu, THPT Chuyên Bạc Liêu, THPT Phan Ngọc Hiển tham dự. Cùng với việc tham dự lễ phát động, cùng hứa nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về TTATGT, học sinh các trường còn được nghe tuyên truyền về ATGT, tập huấn kỹ năng lái xe an toàn.
Theo ông Phan Bạch Đằng - Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh: “Bên cạnh hoạt động ra quân đồng loạt của lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm TTATGT đối với học sinh là phát động toàn thể học sinh - sinh viên chấp hành nghiêm TTATGT - giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo tốt TTATGT trong lứa tuổi học sinh, nhất là việc hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm về TTATGT, giảm TNGT trên địa bàn”.